Chủ nhật, ngày 26/12/2021, 15:58

Sự vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam vào xây dựng chương trình bồi dưỡng của Học viện Chính trị khu vực I hiện nay

VŨ VĂN HẬU
Học viện Chính trị khu vực I

(GDLL) - Trên cơ sở Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, bài viết đưa ra cách tiếp cận về sáng tạo, cách vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng; xác lập các nguyên tắc vận dụng sáng tạo; đồng thời, đề xuất ba nội dung vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng vào xây dựng chương trình bồi dưỡng của Học viện Chính trị khu vực I hiện nay.

Từ khóa: Bồi dưỡng; sáng tạo; vận dụng sáng tạo; xây dựng chương trình bồi dưỡng.

Lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII, lớp thứ 5.

Nguồn: https://hcma.vn

1. Tiếp cận về sự vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng trong xây dựng chương trình bồi dưỡng

Sáng tạo, theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa tạo ra giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần hay là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có[1]. Theo Thang cấp độ tư duy do Benjamin S. Bloom thiết lập (1956), sáng tạo: Là tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.

Có thể trích dẫn ra nhiều cách tiếp cận về ngữ nghĩa và cấp độ của từ sáng tạo, song, trong giới hạn của bài viết, xin đề cập đến sáng tạo với ngữ nghĩa và cấp độ như sau: Những ý tưởng mới, cách tiếp cận mới, cách làm mới dựa trên những "cái đã biết", dựa vào những nguyên lý đã có để tạo ra ý tưởng mới, cách làm mới để đạt được giá trị mới, phù hợp với yêu cầu, bối cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể.

Bồi dưỡng được hiểu là tăng thêm năng lực và phẩm chất. Từ góc độ văn bản pháp luật, bồi dưỡng được hiểu là hoạt động trang bị, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Nói đến bồi dưỡng là muốn nói đến việc bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực mà người học đã có từ trước, mang tính chất cập nhật các thông tin và kỹ năng; giúp người học nâng cao hiểu biết và kỹ năng mình đã có.

Xây dựng chương trình bồi dưỡng được hiểu là quá trình xác lập, mô tả một cách tổng thể chương trình, bao gồm các nội dung, hoạt động gắn với mục tiêu, yêu cầu của chủ thể đặt ra. Bản mô tả chương trình tổng thể thể hiện nội dung, phương pháp và kết quả mong đợi của người học sau khoá học, được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.

Vận  dụng  sáng  tạo  quan  điểm,  chủ trương của Đảng vào xây dựng chương trình bồi dưỡng của Học viện là quá trình thao tác hóa, cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng về yêu cầu, nội dung về bồi dưỡng cán bộ của Đảng gắn với đối tượng và bối cảnh, tình hình cụ thể vào xây dựng chương trình bồi dưỡng phục vụ nhiệm vụ chính trị hiện nay.

2. Nguyên tắc vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng vào xây dựng chương trình bồi dưỡng hiện nay

Một là, xây dựng chương trình bồi dưỡng căn cứ chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của trường Đảng

Bản chất hoạt động của trường Đảng nói chung và sự vận hành chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nói riêng là giáo dục ý thức hệ và chủ trương, đường lối và kỹ năng lãnh đạo, quản lý thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản cầm quyền. Quyết định số6587-QĐ/HVCTQG  ngày  01  tháng  11 năm 2018 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị khu vực I:

Về chức năng: Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực phía Bắc; nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý.

Về nhiệm vụ: “…Bồi dưỡng cập nhật kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cánbộ giữ chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định và được phân công, phân cấp của Giám đốc Học viện; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tổ chức, kiểm tra, nội chính, kinh tế, bảo vệ chính trị nội bộ, dân vận, văn phòng cấp ủy, dân tộc, tôn giáo... của hệ thống chính trị theo phân cấp của Giám đốc Học viện"[2].

Căn cứ Điều 27, Nghị định số 101- NĐ/CP ngày 01 tháng 9 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định về bồi dưỡng lý luận chính trị: "Bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý...; bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức"[3].

Từ chức năng, nhiệm vụ được xác định, có thể khái quát về đối tượng, nội dung và các lĩnh vực, loại hình bồi dưỡng của Học viện Chính trị khu vực I như sau:

Về đối tượng bồi dưỡng: Cấp phòng và tương đương của các bộ, ban, ngành, đoàn thể,  đảng  ủy  trực  thuộc  Trung  ương; Trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; Cấp ủy viên cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; Trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; Cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên. Như vậy, căn cứ đối tượng bồi dưỡng theo Quy định số 164- QĐ/TW ngày 01 tháng 2 năm 2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ thuộc diện đối tượng 3 và một phần đối tượng.

Về nội dung bồi dưỡng: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Học viện là trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý, vì thế, nội dung bồi dưỡng sẽ xoay quanh năng lực cốt lõi, gắn với tính cập nhật, thời sự: Những nội dung liên quan đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Những nội dung cập nhật về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Những kỹ năng, trong lãnh đạo, quan lý gắn với bối cảnh, tình hình và lịch sử cụ thể.

Về loại hình bồi dưỡng: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, Học viện tổ chức các loại hình bồi dưỡng như sau: Bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; Bồi dưỡng cập nhật kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ giữ chức danh lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác: Tổ chức, kiểm tra, nội chính, kinh tế, bảo vệ chính trị nội bộ, dân vận, văn phòng cấp ủy, dân tộc, tôn giáo...

Hai là, xây dựng chương trình bồi dưỡng căn cứ mục tiêu, yêu cầu, nội dung bồi dưỡng cán bộ của Đảng

Về mục tiêu: Căn cứ Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01 tháng 2 năm 2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo quản lý;Nghị định số 101-NĐ/CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả trong công tác bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới; Bồi dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.

Về yêu cầu: Nội dung chương trình bồi dưỡng bảo đảm cập nhật kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh đối với từng loại đối tượng ở từng vị trí công tác; Phù hợp tình hình mới và yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, địa phương, vùng, miền; vừa bổ sung kiến thức, vừa giải đáp những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của cán bộ, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ; Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ; Bảo đảm sự phân công, phân cấp và phối hợp trong tổ chức, quản lý công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Về nội dung: Những thành tựu nghiên cứu mới về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức về lý luận chính trị; Những vấn đề mới trong đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân tộc, tôn giáo và công tác quần chúng của Việt Nam; Tình hình thế giới đương đại có tác động tới Việt Nam; Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với công tác lãnh đạo, quản lý;  Những  kiến  thức,  kỹ  năng   kinh nghiệm mới về khoa học lãnh đạo, quản lý.

Ba là, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình  bồi  dưỡng  gắn  đổi  mới phương pháp 

Đối tượng bồi dưỡng của Học viện chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; trưởng phòng và tương đương của các sở, ban,ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên cấp huyện, và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên,vì thế, điểm chung của đối tượng bồi dưỡng là: Cán bộ lãnh đạo, quản lý, có chức vụ hoặc quy hoạch vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, có vị thế trong xã hội;Có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm sống được tích luỹ theo từng lĩnh vực, có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập; Có nhu cầu hiểu lý luận và mong muốn vận dụng những kiến thức học tập vào công việc; Có nhu cầu kết nối để học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý.

Từ những đặc điểm trên, đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy mô hình tổ chức dạy - học, tăng tính chủ động tích cực,sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học cho người học. Điều 28, Nghị định số 101-NĐ/CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định:  "Phương  pháp  bồi  dưỡng  bằng phương pháp tích cực, phát huy tính chủ động, tích cực, tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên, giữa các học viên"[4].

3. Đề xuất về sự vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng vào xây dựng chương trình bồi dưỡng hiện nay

Như  đã  trình  bày,  khi  xác  lập  được nguyên tắc dựa trên chức năng, nhiệm vụ,mục tiêu, yêu cầu chính trị, pháp lý, thì việc vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng trong xây dựng chương trình bồi dưỡng của Học viện chính là quá trình thao tác hóa, cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng về mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng cán bộ vào các công việc cụ thể:Thiết kế nội dung chương trình, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, đổi mới phương pháp gắn với đối tượng, bối cảnh, tình hình, cụ thể. Điều đó thể hiện chiều cạnh sau:

Thứ nhất, sáng tạo trong thiết kế chương trình bồi dưỡng

Thiết kế chương trình bồi dưỡng chính là quá trình xác lập, mô tả chương trình tổng thể, thể hiện nội dung, phương pháp và kết quả mong đợi của người học sau khoá học,được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ, gắn với mục tiêu, yêu cầu đặt ra.

Từ  những  yêu  cầu  của  việc  thiết  kế chương trình bồi dưỡng cần tập trung sáng tạo ở những điểm sau:

Phân tích bối cảnh và xác định nhu cầu

Phân tích bối cảnh là công việc quan trọng trong quá trình thiết kế chương trình bồi dưỡng. Phân tích bối cảnh cho biết xu hướng vận động của thế giới, trong nước và yêu cầu của đội ngũ cán bộ, công chức, việc chức cần phải đáp ứng. Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ chỉ rõ: "Trong những năm tới tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...; sự phát triển khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ kinh tế số, kinh tế tri thức và xu hướng quốc tế hóa nguồn nhân lực;… tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiềm ẩn những nhân tố dễ gây mất ổn định;... sự chống phá các thế lực thù địch, phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm, phức tạp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, bùng nổ hệ thông tin toàn cầu, chiến tranh mạng…"[5].

Căn cứ việc phân tích bối cảnh nghị quyết nêu trên, chúng ta không thể thiết kế chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đơn thuần là truyền thụ tri thức, tuyên truyền nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mà cần tập trung thiết kế chương trình bồi dưỡng phải nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực, kỹ năng, phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống cho cán bộ, công chức, viên chức để thực thi công vụ có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Căn cứ phân tích bối cảnh, tình hình chung trong nước và thế giới, việc thiết kế nôi dung chương trình bồi dưỡng cần xác định cho được của tổ chức, của cá nhân còn thiếu, yếu những tri thức, kỹ năng gì trong quá trình thực công vụ, trong lãnh đạo, quản lý. Thông thường, để thiết kế chương trình bồi dưỡng cần dựa vào ba nguồn thông tin chủ yếu: (1) Kinh nghiệm các chương trình bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của các nước tiên tiến hoặc các nước có điều kiện tương đồng; (2) Nhu cầu tổ chức: Định hướng của Đảng, của Chính phủ (yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức cần phải có các kỹ năng đó và cần phải được bồi dưỡng); (3) Nhu cầu cá nhân: Các vấn đề cán bộ, công chức, viên chức đang gặp phải thông qua thực thi các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xác định mục tiêu của chương trình

Sau khi thực hiện bước phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu, công việc tiếp theo  xác  định  mục  tiêu  chương  trình  bồi dưỡng. Mục tiêu chương trình chính là cái đích hướng tới của quá trình bồi dưỡng và tuyên bố những yếu tố chuẩn mực sau khi học viên học xong chương trình. Thông thường việc xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình bồi dưỡng sẽ đề cập đến ba nội dung: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Xác định nội dung modul /chuyên đề của chương trình

Việc xác định nội dung modul /chuyên đề chương trình bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu, chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ, được sắp xếp theo thứ tự logic, khoa học: kiến thức (x) cần dạy trước kiến thức (y) hay kỹ năng (a) là nhất thiết đối với kỹ năng (b)? Hoặc trong nội dung chương trình kiến thức và các kỹ năng nào sẽ là tiên quyết?... Để thực hiện công việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở bồi dưỡng với các bộ/ngành Trung ương, các cơ quan, đơn vị địa phương, các nhà khoa học, các nhà hoạt đông thực tiễn để thảo luận, góp ý.

Đánh giá, hoàn thiện, áp dụng

Sau khi đã xác lập được nội modul/chuyên đề của chương trình bồi dưỡng,việc đánh giá chương trình là công việc cần thiết. Tiêu chí đánh giá chương trình căn cứ vào yêu cầu bối cảnh tình hình và các nhu cầu cá nhân, tổ chức đã được xác định thông qua mục tiêu và chuẩn đầu ra đã được tuyên bố. Việc thực hiện đánh giá cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở bồi dưỡng với các bộ/ngành Trung  ương,  các   quan,  đơn  vị  địa phương, các nhà khoa học, các nhà hoạt đông thực tiễn để đảm bảo chương trình được áp dụng hiệu quả.

Thứ hai, sáng tạo trong tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng

Sau khi thiết kế xong chương trình bồi dưỡng, công việc tiếp theo là tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện chương trình cần căn cứ các yếu tố: Nhân lực, vật lực, tài chính và quá trình quản lý, điều phối các nguồn lực thực hiện chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý, đảm bảo tiến độ.Thông thường việc tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi cơ bản: Có những hoạt động cụ thể nào? Ai là người thực hiện? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao? Căn cứ vào những phân tích trên, các chủ thể thực hiện chương trình bồi dưỡng sẽ chuyển hóa thành công việc cụ thể: Lập kế hoạch, ban hành các quyết định hành chính liên quan để tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy... Đảm bảo thực hiện mục tiêu, thời gian của khóa học.

Thứ ba, sáng tạo trong đổi mới phương pháp giảng dạy

Căn cứ mục tiêu, yêu cầu, đặc điểm đối tượng, việc đổi mới phương pháp trong tổ chức giảng dạy là việc làm cần thiết. Thực hiện khóa bồi dưỡng hoặc chương trình bồi dưỡng, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, song, nguyên tắc phương pháp luận gắn lý luận với thực tiễn cần được quán triệt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cũng có thể sử dụng phương pháp gắn giảng đường với hiện trường trong tổ chức các lớp bồi dưỡng. Thông qua việc học tập gắn giảng đường với hiện trường, người học không chỉ có cái nhìn toàn diện, đưa lý luận vào kiểm chứng trong thực tiễn; mà còn giúp họ có điều kiện để trau dồi, học tập, bổ sung các năng lực cần thiết của người lãnh đạo như: năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng phân tích và giải quyết tình huống, kỹnăng đề xuất giải pháp để giải quyết tình huống đặt ra...

Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương pháp lấy người học làm trung tâm. Ở trường hợp này, giảng viên/báo cáo viên không chỉ tổ chức giảng dạy cái mình có mà phải dạy cái học viên cần; đồng thời, tổ chức dạy học xoay quanh người học. Việc đổi mới phương pháp lấy người học làm trung tâm cần thực hiện theo nội dung cơ bản sau: (1) Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua hoạt của người học; (2) Đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp rèn luyện phương pháp tự học; (3) Đổi mới phương pháp dạy học tăng cường học tập cá thể với học tập tập thể.

Trong tổ chức lớp học, thông thường trình độ về nhận thức, kỹ năng, thái độ, tư tưởng  của  người  học  không  đồng  đều. Chính trong quá trình kết hợp học tập cá nhân với nhóm thông qua sự thảo luận, tranh luận các thành viên trong nhóm cùng với sự định hướng của giảng viên là cơ sở san bằng tri thức và chiếm lĩnh mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, tư tưởng của chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng. 

Tài liệu tham khảo: 

1. ĐảnCng sn ViNam (2018), n kin Hnghị lầthứ bảyBaChp hành Trung ươngkhóXIIVăphòng Trung ương ĐảngHà Ni.

2. Đảng Cng sản Việt NamQuđnh số 

164-QĐ/TW ngày 01 tháng 02 năm 2013 cBộ Chính trị về chế độ bdưỡng, cnhật kiến thức đối vi cán bộ lãnh đạo, qun lý.

3. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Tư duy sáng to và phương pháp nghiên cứu khoa hc, Nxb,Tri thức.

4. Viện Ngôngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng-Trung tâm Từ điển học, 2001.


1 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2001, tr. 847.

2 Dẫn theo: Quyết định số 6587-QĐ/HVCTQG ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị khu vực I.

3 Dẫn theo: Nghị định số 101-NĐ/CP, ngày01 tháng 9 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

4 Dẫn theo: Nghị định số 101-NĐ/CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr 53- 54.

Đọc thêm

Phát huy “Hào khí” Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới

Tác giả: Nguyễn Văn Nghĩa

(GDLL) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chiến dịch Điện Biên Phủ (13-3 đến 7-5-1954) đã giành thắng lợi vang dội, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, góp phần đưa hội nghị Giơ-ne-vơ đến thành công; là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Từ “hào khí” chiến thắng Điện Biên Phủ, bài viết gợi mở những nội dung phát huy "hào khí" đó vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Tính độc đáo của nền đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tác giả: Bùi Giang Nam

(GDLL) - Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nền đối ngoại, ngoại giao (bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân) luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích đường lối đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới và những thành tựu đã đạt được, bài viết làm sáng tỏ tính độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam hiện nay, đó là nền đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”.

Thực hiện chủ trương của Đảng về khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh

Tác giả: ThS Lê Quốc

(LLCT) - Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng”(1), chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các công ty, các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh. Bài viết làm rõ vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự đổi mới trong nhận thức và thực tiễn phát triển doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển các công ty và tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao trong những năm tiếp theo.

Nâng cao phúc lợi xã hội cho nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII

Tác giả: TS. Đỗ Văn Quân - ThS. Nguyễn Trọng Tuân

(TG) - Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, một trong những giải pháp để bảo đảm cho sự tiến bộ và công bằng xã hội trở thành hiện thực trên đất nước ta là thực hiện tốt phúc lợi xã hội.

Nâng cao khả năng thích ứng của nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Tác giả: Nguyễn Mai Phương

(GDLL) - Thế giới đã và đang chứng kiến những thay đổi to lớn về mặt khoa học, công nghệ do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Bài viết nghiên cứu về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay; Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.