Chủ nhật, ngày 30/10/2022, 11:24

Đào tạo hệ cử nhân chính trị, chuyên ngành tổ chức cho học viên Lào tại Học viện Chính trị khu vực I hiện nay - Thực trạng và khuyến nghị

NGÔ QUANG TRUNG
Học viện Chính trị khu vực I

(GDLL) - Học viện Chính trị khu vực I là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đó có đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho các học viên Lào. Trong những năm qua, Học viện đã không ngừng đổi mới công tác đào tạo đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Bài viết tập trung phân tích thực trạng công tác đào tạo đại học hệ cử nhân chính trị chuyên ngành Tổ chức, chỉ rõ những những thuận lợi, khó khăn trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức tại Học viện Chính trị khu vực I trong thời gian tới.

Từ khóa: Chuyên ngành Tổ chức; đào tạo hệ cử nhân Chính trị; Học viện Chính trị khu vực I; hc viên Lào.

Các đại biểu tại buổi Lễ bàn giao bằng tốt nghiệp lớp Cử nhân Chính trị chuyên ngành Tổ chức cho lưu học sinh Lào khoá 13,niên khóa 2018 - 2022

Đặt vấn đề

Học viện Chính trị khu vực I là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và Nhà nước ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, với nhiệm vụ chính là đào tạo Cao cấp lý luận chính trị và đào tạo các lớp bồi dưỡng theo chức danh. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ trên, Học viện thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ Cử nhân chính trị và đào tạo trình độ thạc sĩ. Học viện được giao nhiệm vụ quốc tế đó là đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong những năm qua, Học viện đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ cử nhân Chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào. Trong bối cảnh mới, để Học viện hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế được giao, cần phân tích làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong công tác đào tạo đại học trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào tại Học viện Chính trị khu vực I trong thời gian tới.

1. Một số điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ cử nhân Chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào tại Học viện Chính trị khu vực I

Học viện Chính tri khu vực I được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức theo diện Hiệp định cho học viên Lào. Trong những năm qua, công tác đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào theo diện Hiệp định của Học viện Chính trị khu vực I được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý: (1) Công văn số 592/CV-GĐ ngày 18/10/2005 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giao cho Học viện Chính trị khu vực I xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo cho 20 cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương Lào, hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức, thời gian 5 năm (1 năm tiếng Việt) và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chương trình do Học viện Chính trị khu vực I xây dựng; (2) Công văn số 1955/BGD &ĐT-ĐH&SĐH ngày 14/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc mở mã ngành đào tạo cho Học viện chính trị khu vực I; (3) Quyết định số 2563/QĐ-HVCTQG ngày 23/10/2006 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc tiếp nhận học viên Lào sang học dự bị tiếng Việt tại Học viện Chính trị khu vực I để chuẩn bị đào tạo Đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Tổ chức (lớp Lào 1); (4) Quyết định số 2008/QĐ-BGDĐT, ngày 29/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao cho Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Chính trị học; Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/ 6/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; Quyết định số 28-QĐ/HVCTKV I, ngày 12/01/2021 của Học viện Chính trị khu vực I điều chỉnh khung chương trình đào tạo Đại học Chính trị dành cho học viên nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Trên đây là những văn bản pháp lý rất quan trọng làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Hơn nữa, Học viện Chính trị khu vực I có truyền thống gần 70 năm kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và Nhà nước, Học viện có đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao, có khả năng và có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các hệ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước nói chung và đào tạo hệ đại học hệ cử nhân Chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho các bạn Lào nói riêng.

Bảng 01: Cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên tính đến 31/7/2021

TT

Trình độ

Số lượng

%

1

Đại học

10

5.92

2

Thạc sỹ

80

47.34

3

Tiến sỹ

67

39.64

4

Phó Giáo sư, Tiến sỹ

12

7.1

5

Giáo sư, Tiến sỹ

0

0

Tổng

169

100

Nguồn: Ban Tổ chức – Cán bộ

2. Thực trạng công tác đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào tại Học viện Chính trị khu vực I

- Những thuận lợi đối với đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho các học viên Lào

Học viện Chính trị khu vực I được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan hữu quan như Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cục Đào tạo với nước ngoài, Trường Hữu nghị T78, Trường Hữu nghị T80... Đảng ủy và Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I chỉ đạo quyết liệt đổi mới mạnh mẽ các hoạt động đào tạo trên tất cả các mặt, từ đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới trong xây dựng đề cương bài giảng gắn với chuẩn đầu ra, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới trong quản lý học viên trước, trong và sau giờ lên lớp đối với hoạt động tự học, đặc biệt là việc tự học nâng cao trình độ tiếng Việt của học viên Lào; đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá thi hết học phần, đánh giá khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp và hoạt động ngoại khóa; chỉ đạo thực hiện tốt việc quản lý học viên theo quy định hiện hành. Các khoa chuyên môn và các đơn vị chức năng của Học viện Chính trị khu vực I đồng lòng, quyết tâm thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng uỷ và Ban Giám đốc trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy nghiêm túc, tích cực nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo trình, giáo án phù hợp với trình độ tiếp nhận của học viên trên cơ sở các bộ giáo trình chuẩn. Học viên của các bạn Lào được cử sang học lớp cử nhân chính trị chuyên ngành Tổ chức đều là những cán bộ, công chức hiện đang công tác tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của Lào. Các học viên Lào đều rất cố gắng trong học tập và rèn luyện để đạt được thành tích cao trong học tập. Ban Quản lý đào tạo và các đơn vị liên quan đã thực hiện quản lý học viên, lưu học viên Lào trước, trong và sau giờ lên lớp bằng các quy định chặt chẽ đúng theo quy định hiện hành về quản lý người nước ngoài lao động, học tập tại Việt Nam và luôn quan tâm các hoạt động ngoại khóa như: Nghiên cứu thực tế, văn hóa, thể thao v.v... đặc biệt vào các ngày lễ lớn hàng năm của hai dân tộc.

- Những khó khăn đối với đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho các học viên Lào

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác đào tạo đại học cũng gặp không ít những khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai, tổ chức đào tạo cho các hệ đào tạo đại học tại Học viện Chính trị khu vực I như sau: Trình độ tiếng Việt của các bạn học viên Lào còn nhiều hạn chế nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và học tập các môn chuyên ngành tại Học viện. Một số học viên Lào vẫn còn chưa thực sự cố gắng nỗ lực trong quá trình học tập. Khả năng tự học, đặc biệt là học tiếng Việt của học viên Lào chưa tốt nên dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức chuyên ngành còn hạn chế. Năm 2020, 2021 do tình hình dịch bệnh kéo dài, Việt Nam và Lào đều phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch đào tạo của các lớp cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức.

- Thực trạng về nội dung chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo đối với đào tạo hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho các học viên Lào

Học viện Chính trị khu vực I triển khai thực hiện đào tạo theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với mã ngành Chính trị học chuyên ngành Tổ chức. Việc điều chỉnh khung chương trình đào tạo đại học thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Về nội dung khung chương trình đào tạo bao gồm: Phần kiến thức chung; Phần các học phần bắt buộc và tự chọn; Phần kiến thức chuyên ngành; Thực tập trước tốt nghiệp; Viết khóa luận tốt nghiệp. Về phương pháp đào tạo: Học viện đẩy mạnh việc xây dựng đề cương môn học gắn với chuẩn đầu ra và câu hỏi cốt lõi, gắn với việc đẩy mạnh hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học viên. Học viện kết hợp sử dụng nhiều phương pháp trong đào tạo đại học. Đào tạo lý luận gắn với thực tiễn trong từng môn học của chương trình đào tạo. Học viện Chính trị khu vực I tăng cường đổi mới phương pháp đào tạo đại học theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy từ truyền thụ tri thức sang nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu của học viên và lấy học viên làm trung tâm, giáo viên với vai trò là người dẫn dắt, định hướng để học viên tự chiếm lĩnh tri thức. Tăng cường thảo luận nhóm đối với từng chuyên đề của môn học để rèn luyện các kỹ năng cho cho học viên như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng đề xuất tham mưu các kiến nghị, giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Tăng cường rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của học viên để rèn luyện kỹ năng học tập suốt đời của học viên.

- Thực trạng về công tác quản lý đào tạo, đối với đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho các học viên Lào

Học viện Chính trị khu vực I thực hiện công tác quản lý đào tạo chặt chẽ các khâu trong quá trình đào tạo: Khâu tuyển sinh đảm bảo đúng quy chế, quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, Học viện đã liên tục được giao nhiệm vụ tiếp nhận học viên đào tạo đại học hệ cử nhân Chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho các học viên Lào, nhiều khóa học viên đã tốt nghiệp ra trường trở về nước công tác tại các địa phương nước bạn Lào.

Bảng 02: Qui mô đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào (2015-2020)

TT

NĂM HỌC

HỆ CỬ NHÂN CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC

1

2015-2016

19

2

2016-2017

21

3

2017-2018

18

4

2018-2019

30

5

2019-2020

29

Nguồn: Báo cáo của Ban Quản lý đào tạo

Công tác quản lý học viên, Học viện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học viên trong giờ học. Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng, Học viện thực hiện chặt chẽ các khâu từ khâu giảng dạy, ra đề kiểm tra giữa kỳ, ra đề thi, chấm thi hết môn và đánh giá khóa luận tốt nghiệp đảm bảo khách quan, công bằng và thực chất. Học viện Chính trị khu vực I chỉ đạo quyết liệt đổi mới mạnh mẽ các hoạt động đào tạo trên tất cả các mặt từ đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới xây dựng đề cương môn học, câu hỏi cốt lõi, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới trong quản lý học viên trước, trong và sau giờ lên lớp đối với hoạt động tự học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học của Học viện. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá thi hết học phần, thực tập trước tốt nghiệp, đánh giá khóa luận tốt nghiệp và các hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hệ đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức Lào.

3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào tại Học viện Chính trị khu vực I

Một là, đổi mới nội dung chương trình, đổi mới trong xây dựng đề cương bài giảng, gắn với việc tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của học viên. Cụ thể trước khi môn học, chương học bắt đầu, học viên phải nghiên cứu kỹ giáo trình, đề cương chi tiết của học phần, các tài liệu yêu cầu trong đề cương trước khi lên lớp. Nghiên cứu nội dung học tập và liên hệ với thực tiễn công tác sau khi nghe giảng, chỉ ra/đề nghị những vấn đề cần giải đáp mỗi chương của học phần. Chuẩn bị sản phẩm tự học của mỗi chương, trước khi chương học bắt đầu. Chuẩn bị nội dung phục vụ các buổi thảo luận trên lớp thông qua tự học, tự nghiên cứu, thảo luận, làm việc nhóm. Tăng cường cập nhật những tri thức mới, những quan điểm mới vào chương trình đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Hai là, đổi mới phương pháp dạy và học đối với chương trình đại học hệ cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức theo hướng tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của học viên. Đổi mới phương pháp dạy và học the hướng tăng cường trao đổi, thảo luận, tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và học viên, gắn lý luận với thực tiễn, lấy người học là trung tâm, giáo viên với vai trò là người dẫn dắt, định hướng để học viên tự chiếm lĩnh tri thức, định hướng người học hình thành và phát triển tư duy học tập suốt đời.

Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học viên. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong học tập và rèn luyện của học viên đặc biệt là quản lý việc tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp của học viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

Bốn là, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Học viện với Đại sứ quán Lào để quản lý, lưu học sinh trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Chính trị khu vực I. Đặc biệt là việc xin nghỉ học về nước có lý do chính đáng phải được sự đồng ý của Học viện và có xác nhận vào đơn xin nghỉ học về nước của Đại sứ quán Lào.

Năm là,nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo tiếng Việt, đổi mới phương giảng dạy tiếng Việt cho học viên Lào, đặc biệt là việc kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của học viên Lào. Việc kích thích học viên tự học, tự nghiên cứu tiếng Việt sẽ giúp học viên tiếp cận các môn chuyên ngành thuận lợi hơn trong suốt bốn năm học đại học tại Học viện. Xây dựng chương trình hỗ trợ tiếng Việt cho học viên Lào trước khi vào học các môn học chuyên ngành và chương trình hỗ trợ tiếng Việt cho học viên Lào trong suốt quá trình học tập các môn cơ sở và các môn chuyên ngành của học viên Lào. Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức Đoàn thanh niên trong việc huy động các đoàn viên thanh niên tình nguyện tham gia giúp đỡ học viên Lào nâng cao trình độ tiếng Việt đặc biệt là việc nâng cao vốn từ vựng của các môn học chuyên ngành. Thành lập và duy trì các câu lạc bộ hỗ trợ tiếng Việt cho học viên Lào trực thuộc Đoàn thanh niên nhằm góp phần nâng cao trình độ tiếng Việt cho học viên Lào.

Sáu là, đổi mới các hoạt động nghiên cứu thực tế, các hoạt động ngoại khóa cho học viên Lào vừa kết hợp nghiên cứu tìm hiểu các danh lam thắng cảnh của Việt Nam vừa kết hợp nghiên cứu tìm hiểu các nét văn hóa truyền thống của Việt Nam đặc biệt là các bạn học viên Lào rất thích tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực của các tỉnh, thành phố ven biển vì Việt Nam có nhiều bãi biển và các danh lam thắng cảnh rất đẹp để các bạn học viên Lào trải nghiệm trong các chuyến đi nghiên cứu thực tế, các hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học cho học viên Lào.

Bảy là, quan tâm tổ chức mừng ngày tết truyền thống của học viên Lào, đây là cơ hội để các học viên Lào đang sống và học tại Việt Nam có thể đến để giao lưu nhân ngày tết truyền thống và tăng cường sự gắn bó, giao lưu tình cảm giữa học viên và các thầy, cô giáo và cán bộ lãnh đạo của Học viện với Đại sứ quán Lào, học viên Lào tạo bầu không khí vui tươi, ấm áp tình người góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa hai dân tộc và hai quốc gia Lào và Việt Nam. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhân chào mừng các ngày lễ lớn mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10, mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 v.v... để giúp học viên rèn luyện thể lực và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho học viên Lào trong thời gian học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo của Việt Nam.

Kết luận

Trong những năm qua, Học viện đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào. Học viện đã đạt được những thành tựu trong công tác đào tạo đại học hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào. Bên cạnh những thuận lợi trong công tác đào tạo đại học hệ Cử nhân chính tr chuyên ngành Tổ chức cho học viên Lào vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong công tác đào tạo và sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức cho học viên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các bạn Lào, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế được Đảng và Nhà nước giao, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai quốc gia.

Tài liệu tham khảo:

[1] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Công văn số 592/CV-GĐ ngày 18/10/2005 về việc giao cho Học viện Chính trị khu vực I xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo cho 20 cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương Lào, hệ Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức, thời gian 5 năm (1 năm tiếng Việt) và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chương trình.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo Công văn số 1955/BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày 14/3/2006 về việc mở mã ngành đào tạo cho Học viện chính trị khu vực I.

[3] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Quyết định số 2563/QĐ-HVCTQG ngày 23/10/2006 về việc tiếp nhận học viên Lào sang học dự bị tiếng Việt tại Học viện Chính trị khu vực I để chuẩn bị đào tạo Đại học ngành Chính trị học, chuyên ngành Tổ chức (lớp Lào 1).

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định số 2008/QĐ-BGDĐT, ngày 29/5/2012 về việc giao cho Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Chính trị học.

[5] Học viện Chính trị khu vực I Quyết định số 28-QĐ/HVCTKV I, ngày 12/01/2021 điều chỉnh khung chương trình đào tạo Đại học Chính trị dành cho học viên nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Trên đây là những văn bản pháp lý rất quan trọng làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

[6] Bộ Giáo dục và đào tạo Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Đọc thêm

Khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển du lịch ở nước ta

Tác giả: TS. Bùi Hồng Thanh

(LLCTTTĐT) Du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nâng cao mức sống cho người dân và được cụ thể bằng quan điểm Đảng và Nhà nước ta phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với đó, những quan điểm về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là bệ phóng để nhiều địa phương trong cả nước từng bước mạnh dạn khai thác và phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, khai thác những giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo để phát triển du lịch nói chung ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này phần nào được lý giải trong khi có nhiều người nhận thức được giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo và thấy cần thiết phải khai thác, phát huy thì cũng có không ít người còn dè dặt về tính phức tạp, nhạy cảm của nó. Do đó, việc nhận diện khách quan những giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo để có những định hướng nhằm khai thác hiệu quả, phát huy lợi thế trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.

Khơi thông mọi nguồn lực phát triển văn hóa, con người Việt Nam

Tác giả: PGS. TS. Đào Duy Quát

(TG) - Chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới là sứ mệnh vô cùng vẻ vang nhưng rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải “tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng và phát triển văn hóa từ Trung ương tới cơ sở”, đồng thời “huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa”.

Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền

Tác giả: TSKH. Đặng Huy Trinh

(TG) - Sau khi hai tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau chuyển bị về mặt lý luận cho Cách mạng dân chủ tư sản Pháp ra đời người ta thường nói đến thuộc tính pháp quyền gắn liền với nền dân chủ tư sản, người ta nói đến nhà nước pháp quyền tư sản, hệ thống dân chủ tư sản. Đến chủ nghĩa xã hội thì thuộc tính pháp quyền này lại ít được nhắc đến. Liệu chủ nghĩa xã hội có mang thuộc tính pháp quyền hay không và thuộc tính pháp quyền này khác với thuộc tính pháp quyên dân chủ tư sản như thế nào?

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới

Tác giả: PGS, TS Hoàng Văn Nghĩa - TS Nguyễn Văn Dương

(LLCT) - Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng xây dựng, vun đắp. Bài viết khái quát mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào theo phương châm “hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện”, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai nước đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới.

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là nền tảng xây dựng đạo đức công vụ

Tác giả: Bảo Châu

(TG) - Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên có vai trò quan trọng đối với việc củng cố uy tín, năng lực của mỗi cán bộ, đảng viên; góp phần tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị, giữ vững vị thế cầm quyền của Đảng. Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên làm nền tảng xây dựng đạo đức công vụ là yêu cầu, nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.