Vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng cán bộ, đảng viên hiện nay

(XDĐ) - Trong những năm qua, báo chí nước ta đã thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền về tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội, đặc biệt là đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong đấu tranh chống tiêu cực về an ninh, tư tưởng.

Tăng cường trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong đào tạo nhân lực báo chí đối ngoại

(LLCT) - Báo chí đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông tin về đường lối, chủ trương và hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước, góp phần quảng bá hình ảnh và vị thế đất nước tới bạn bè quốc tế. Do vậy, việc trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về báo chí và công tác đối ngoại cho lực lượng làm công tác báo chí đối ngoại là hết sức cần thiết. Bài viết góp phần làm rõ yêu cầu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho báo chí đối ngoại hiện nay.

Tác phẩm "Dân vận" và sự chỉ dẫn với công tác dân vận hiện nay

(TG) - Cách đây 73 năm, ngày 15/10/1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận - một tác phẩm tuy ngắn gọn, nhưng chứa đựng quan điểm mang tầm chiến lược về vai trò của nhân dân, về vấn đề dân chủ, về vị trí, phương pháp, cách thức của công tác dân vận. Ngày 15/10 trở thành Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng, đồng thời là "Ngày Dân vận” để cùng nhau học tập và thực hiện những chỉ dẫn sâu sắc, thiết thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận.

Đội ngũ nhà giáo học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới

(LLCT) - Kế thừa truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, phát triển nhân tài của đất nước. Bài viết làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhà giáo và việc vận dụng vào nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ nhà giáo hiện nay.

Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục lý luận chính trị

(LLCT) - Lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã đẩy mạnh chuyển đổi số và thu được nhiều kết quả tích cực; hoạt động giáo dục lý luận chính trị (GDLLCT) cũng đã chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang trực tuyến. Sự thay đổi này bước đầu đã cho thấy những triển vọng của chuyển đổi số trong GDLLCT, mặc dù về lâu dài còn rất nhiều vấn đề cần thực hiện một cách khoa học, đồng bộ. Bài viết tập trung phân tích các điều kiện và đề xuất một số khuyến nghị bảo đảm chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập lý luận chính trị.

Chủ động dự báo và xây dựng cấu trúc xã hội phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2045

(TG) - Để hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI cần nhận diện đầy đủ và hành động chính xác, kịp thời đối với những vấn đề mang tính chiến lược của đất nước. Trong đó, có vấn đề chủ động dự báo và xây dựng, bảo đảm cấu trúc xã hội phù hợp với bối cảnh và mục tiêu phát triển của Việt Nam. Quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình chủ động dự báo và thiết lập hệ thống cấu trúc xã hội phù hợp, đồng bộ, hài hòa, bền vững theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số khuyến nghị

(GDLL) - Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến rất nhanh, phức tạp với những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen hiện nay, nhiều vấn đề kinh tế của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Bài viết đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam từ năm 2016 đến nay, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Tầm nhìn lãnh đạo đến năm 2045 và nhu cầu hiện đại hóa nền quản trị quốc gia

(LLCT) - Đại hội XIII của Đảng đề ra mục tiêu: đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao(1). Trên cơ sở phân tích những thách thức trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045; những bất cập của mô hình quản lý khu vực công, bài viết chỉ ra một số yêu cầu cần đổi mới trong hệ thống quản trị quốc gia hiện đại, góp phần định hướng lý luận cho các hoạt động quản trị trong thực tiễn nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước.

Đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người

(LLCT) - Trong thời gian qua, hoạt động đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền của Việt Nam đã góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, thúc đẩy quan hệ với các đối tác, bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bài viết làm rõ quan niệm, đối tượng, đặc điểm đối thoại, đấu tranh về nhân quyền; nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực này. Từ đó, đề xuất cách thức tiến hành đối thoại, đấu tranh với các tổ chức quốc tế, các tổ chức và cá nhân thù địch trong và ngoài nước.

Một số biểu hiện mới của chủ nghĩa dân tộc hiện nay và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

(LLCT) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, chủ nghĩa dân tộc đang có xu hướng trỗi dậy, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các quốc gia - dân tộc. Việt Nam cũng chịu tác động của vấn đề này theo cả hai chiều: tích cực và tiêu cực. Vì vậy, nhận diện rõ những biểu hiện mới của chủ nghĩa dân tộc cùng những tác động, ảnh hưởng của nó để Việt Nam có thể chủ động trong hoạch định đường lối, chiến lược phát triển đất nước trong bối cảnh mới là vấn đề cấp thiết hiện nay.

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN