Hội nghị tổng
kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp năm 2023.
Nhiều kết quả
quan trọng
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có 16 đảng bộ trực
thuộc Tỉnh ủy, gồm 9 đảng bộ huyện, 3 đảng bộ thành phố và
4 đảng bộ cơ quan, đơn vị ngành. Trong đó có 539 TCCSĐ (341 đảng bộ, 198 chi
bộ); 2.886 tổ chức đảng trực thuộc đảng uỷ cơ sở (31 đảng bộ bộ phận, 2.855 chi
bộ) với 64.403 đảng viên. Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh
luôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã kịp thời quán
triệt, vận dụng, cụ thể hóa chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác
kiểm tra, giám sát bằng chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.
Ngay từ
đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đồng Tháp chủ động tham mưu cho cấp
uỷ tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm phù
hợp, sát tình hình thực tế. UBKT các
cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; chủ
động, quyết liệt, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; tập trung kiểm tra,
giám sát những lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh tham nhũng,
tiêu cực, những vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân
quan tâm.
Nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát
được đổi mới. Nội dung kiểm tra được xác
định trọng tâm, trọng điểm hơn, giám sát mở rộng và bám sát theo yêu cầu nhiệm
vụ chính trị từng địa phương, đơn vị. Công tác giám sát thường xuyên được các
cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện có nền nếp, hiệu quả. Đã kết luận và xử lý nghiêm minh,
chính xác, kịp thời tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm và công khai kết quả xử lý trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Đặt
biệt, trong năm 2023 đã thực hiện kiểm tra, giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng cấp dưới và
đảng viên về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt, thực hiện 6 Nghị quyết
chuyên đề và 10 Kết luận chuyên đề của Tỉnh uỷ khoá XI nhằm phục vụ tốt việc sơ
kết, đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
khoá XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và hoàn thành Chương trình kiểm tra,
giám sát của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy năm 2023 sớm hơn các năm trước.
Việc sơ kết, tổng kết về công tác kiểm
tra, giám sát; thi đua, khen thưởng, nghiên cứu khoa học được quan tâm. Uỷ ban
Kiểm tra Tỉnh uỷ chủ động tham mưu đề xuất và được Thường trực Tỉnh
ủy đồng ý cho ứng dụng vào thực tế 2 Đề tài “Nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác giám sát thường xuyên của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ đối
với tổ chức đảng trực thuộc
và đảng viên trong Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp”; “Thực trạng và giải pháp quản lý
đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh
ủy quản lý tham gia làm kinh tế”.
Cùng đó là tập trung xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác kiểm tra, giám sát. Xác
định chất lượng đội ngũ cán bộ đóng vai trò quyết định tới chất lượng
công tác kiểm tra, giám sát, trên
cơ sở chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đồng Tháp
xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, phương án sắp xếp tổ chức bộ máy Cơ
quan Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đồng Tháp theo Đề án số 04-ĐA/TU ngày
25-7-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Phương án số 01-PA/UBKTTU ngày
27-6-2023 của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Nhờ vậy, chất lượng,
hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ tỉnh Đồng
Tháp được
nâng lên. Cấp uỷ cơ
sở đã mở sổ theo dõi kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau
các cuộc kiểm tra, giám sát; chương trình công tác kiểm tra, giám sát
hằng năm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra 2 cấp được triển khai, thực hiện toàn
diện, nền nếp. Nhiều vụ việc phức tạp,
nhạy cảm, nổi cộm, dư luận bức xúc được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát và xử lý kịp thời, nghiêm minh; đơn thư tố cáo, khiếu nại được
xem xét, giải quyết dứt điểm, không có đơn thư tồn đọng, kéo dài. Kết
quả trên đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục, ngăn ngừa sai phạm của tổ
chức đảng, đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng
tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lý của Nhà
nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn
còn một số khó khăn, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát. Đó là việc quán
triệt, vận dụng các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác kiểm tra,
giám sát; xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn, quy định,
chế độ, nghiệp vụ của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ về công tác kiểm tra, giám sát
còn chưa sâu sắc, chưa đầy đủ, chưa kịp thời; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ
kiểm tra chưa thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; một số cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy có thời điểm chưa
chủ động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức,
chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng; chưa thường
xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về công tác kiểm tra,
giám sát cho đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác kiểm tra. Một số uỷ
ban kiểm tra chưa kịp thời phát hiện
dấu hiệu vi phạm để chuyển sang kiểm tra theo quy trình.
Giải pháp nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp trong tình
hình mới
Một là, tạo sự thống
nhất cao về nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu
và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra,
giám sát trong tình hình mới. Đây là giải pháp quan
trọng có ý nghĩa hàng đầu để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy; sự phối hợp, tạo điều kiện
của các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ trong thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc đối
với các tổ chức đảng cấp dưới.
Ba là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ ủy
ban kiểm tra các cấp đủ về số lượng, bảo
đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bốn là, tăng cường công tác giám sát thường
xuyên. Theo dõi, đôn đốc các cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc Tỉnh
uỷ chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát. Đẩy
mạnh giám sát của tổ chức đảng cấp trên đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng
viên. Chú trọng công tác giám sát theo chuyên đề, quán triệt phương châm “giám
sát phải mở rộng”. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Năm là, tập trung chỉ đạo nắm và xử lý thông
tin; giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo bảo đảm đúng nguyên tắc,
thẩm quyền, quy trình, quy định và giải quyết tốt từ cấp cơ sở. Đồng thời,
xem xét, xử lý công minh, chính xác, kịp thời những trường hợp vi phạm kỷ luật
bảo đảm đúng tính chất, mức độ, nguyên nhân, tác hại của vi phạm nhằm giữ
nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng.
Sáu là, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện các quy định, quy trình, quy chế phối hợp; định kỳ sơ kết, tổng kết công
tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Thực hiện tốt quy chế
phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng giữa Uỷ ban
Kiểm tra Tỉnh ủy với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp uỷ, các
cơ quan bảo vệ pháp luật, các ngành có liên quan.
(theo xaydungdang.org.vn)