
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt thế hệ trẻ trong Quân đội
(ảnh news.vnanet.vn)
Đặt vấn
đề
Thế hệ
trẻ Việt Nam, lực lượng kế thừa truyền thống của các thế hệ đi trước, người xây
dựng tương lai cho đất nước, có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Nghị quyết Hội nghị Trung ương
4 khóa VII (1993) Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới nêu rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất
nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay
không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay
không phần lớn là tùy thuộc vào lực lượng thanh niên”[1]. Hiện nay, các thế
lực thù địch, phản động đã không từ một thủ đoạn nào, trong đó, đầu độc tư tưởng
đối với thế hệ trẻ là một trọng điểm của chúng nhằm chống phá cách mạng nước
ta. Đây là thủ đoạn rất nham hiểm nhằm “chuyển hóa” thế hệ rường cột của nước
nhà. Do đó, cần nhận rõ và kiên quyết đấu tranh, bảo vệ thế hệ tương lai của đất
nước.
1. Vai trò và đặc điểm của thanh niên - thế hệ trẻ ngày
nay
Thanh
niên là tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân số nước ta. Theo báo
cáo của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, hiện nay cả nước lực lượng
thanh niên chiếm khoảng hơn 20% dân số, xấp xỉ 22 triệu người. Họ có mặt ở hầu
hết các giai tầng trong xã hội, các địa phương, các ngành nghề của cả nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Thanh
niên là người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”. Đây là lực lượng xã hội to lớn, một
trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực
lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh,
gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.
Đảng ta
đã nhiều lần khẳng định vai trò của thế hệ hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng.
Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nêu rõ: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị
tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời,
Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên
thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và
dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều
hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình”[2].
Đặc điểm
của tầng lớp thanh niên Việt Nam là năng động, nhiệt huyết, dám mạo hiểm, giàu
ước mơ và hoài bão, nhạy bén với cái mới, thích giao lưu, ham học hỏi, thích ứng
nhanh với biến đổi của xã hội, khẳng định bản thân... và mong
muốn có những đóng góp cho đất nước. Tầng lớp thanh niên cũng là thế hệ chịu ảnh
hưởng và thích ứng nhanh với công nghệ. Trong thời kỳ Cách mạng số 4.0, công
nghệ thông tin và không gian mạng đã ảnh hưởng lớn đến thông tin, tri thức, lối
sống, tư tưởng, tình cảm, lý tưởng sống, ý thức hệ của giới trẻ hiện nay.
Bên cạnh
những mặt tích cực, một bộ phận thanh niên hiện nay sống thiếu lý tưởng, giảm
sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp
luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Học vấn của một bộ
phận thanh niên nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn
thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế, năng
lực thực hành sau đào tạo còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hóa.
2. Nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động
nhằm đầu độc tư tưởng thế hệ trẻ hiện nay
Thanh
niên là lực lượng chủ yếu và cũng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên hôm nay sẽ quyết định đến vận hội của đất nước ngày
mai. Chính vì lẽ đó, thanh niên Việt Nam đã và đang trở thành trọng điểm tấn
công của các đối tượng thù địch, trong đó tấn công vào tư tưởng, thái độ, ý thức
của thanh niên, làm thế hệ trẻ thay đổi góc nhìn lịch sử, về sự hy sinh công hiến
của các thế hệ đi trước, về vai trò của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
và định hướng tương lai đang là trọng điểm tấn công.
2.1. Đầu độc về chính trị, tư tưởng
Hiện
nay, các thế lực thù địch tung ra nhiều thủ đoạn tinh vi làm phai nhạt, triệt
tiêu những yếu tố cách mạng, tích cực trong tư tưởng của một bộ phận Chúng thực
hiện “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực giáo dục nhằm tạo nên lớp người trẻ “xa
Đoàn, nhạt Đảng”, “quên lịch sử”,. Thông qua các hình thức trao đổi giáo dục,
chúng đẩy mạnh tiếp cận giới trẻ thông qua các tổ chức phi chính phủ để tổ chức
những hoạt động “ngầm”, tuyên truyền, kích động chống phá. Nội dung tuyên truyền,
chống phá của chúng tập trung phủ nhận nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh của Đảng; xuyên tạc công cuộc Đổi mới ở nước ta; vu cáo Việt Nam
không có dân chủ, vi phạm nhân quyền; ca ngợi, tán dương hình mẫu “dân chủ, tự
do” ở các nước phương Tây. Những thủ đoạn này tuy không mới, nhưng bằng các
chiêu thức tinh vi, các thế lực thù địch, phản động từng bước dẫn dụ một bộ phận
người trẻ vào con đường lầm lạc, làm cho họ đắm chìm trong “cơn mê sảng” dân chủ,
nhân quyền từ đó chống đối quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta...
Các thế
lực thù địch tăng cường, lôi kéo một số du học sinh, nghiên cứu sinh đang học tập,
công tác ở nước ngoài để tuyên truyền phản động; tập hợp, đào tạo một số thanh
niên có xu hướng phủ định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời
kêu gọi một số tổ chức quốc tế tăng học bổng, hỗ trợ kinh phí nhằm nuôi dưỡng
những đối tượng này với âm mưu làm thay đổi chế độ ở Việt Nam trong tương lai.
Có thể thấy thủ đoạn này qua một số vụ như: trường Đại học Fulbright Việt Nam
đã đưa vào giảng dạy những nội dung chống phá, xuyên tạc lịch sử và cuộc kháng
chiến chống Mỹ, xây dựng Chương trình Sáng kiến thủ lĩnh trẻ theo hệ giá trị
“”dân chủ Mỹ”; và đặc biệt là nhóm du sinh tại Pháp, Mỹ, Australia và Na Uy gồm
Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hoàng Lan, Trần Chiêu Việt, Nguyễn Việt Quốc, Nguyễn
Đăng Quang, Đỗ Thế Kỷ [3]... trong giai đoạn 2004-2006 đã bị bọn phản động lưu
vong người Việt đầu độc tư tưởng và lợi dụng. Trong thời điểm diễn ra Đại hội
toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Tiến Trung và nhóm đã
tham gia vào chiến dịch tuyên truyền, tán phát những tài liệu phản động như: “Bản
góp ý dự thảo Báo cáo chính trị” hoặc tài liệu “Giải pháp nào cho Việt Nam” để
xuyên tạc, chống phá; đồng thời kêu gọi cộng đồng du sinh đấu tranh đòi “tự do
báo chí, bầu cử tự do” ở Việt Nam.
Mặt
khác, các lực lượng thù địch còn sử dụng thủ đoạn kích động, định hướng thanh
niên, trí thức trẻ đi theo trào lưu “cấp tiến”, phủ định Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, tung hô những người trẻ phê phán Đảng, Nhà nước là những “anh
hùng”. Nhiều trang thông tin hải ngoại phát tiếng Việt gọi những đối tượng này
như “nhà hoạt động dân chủ”, “nhà đấu tranh nhân quyền”, “nhà phản biện xã hội”...
cổ xúy trào lưu lợi dụng tự do ngôn luận để “phản biện”, lôi kéo thanh niên rời
Đoàn, bỏ Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội. Một số đối tượng núp bóng tổ chức
phi chính phủ, lợi dụng các hoạt động từ thiện để tập hợp, lôi kéo thanh niên
Việt Nam tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài nhằm “tẩy não”, gieo rắc tư tưởng
cực đoan, chống đối Đảng, Nhà nước.
2.2. Đầu độc về đạo đức, văn hóa, lối sống
Trong
quá trình thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản
động còn coi việc tấn công trên mặt trận văn hóa, đạo đức, lối sống là “mũi đột
phá” và là phương thức trọng yếu, là vũ khí lợi hại. Chúng nhận thức rất rõ văn
hóa có sức mạnh to lớn, làm thay đổi nhận thức và hành vi, là thủ đoạn “mưa lâu
thấm dần”, chậm rãi, từ từ, khó nhận biết, làm cho đối tượng mất cảnh giác, dễ
bị cám dỗ, mất phương hướng , không phân biệt đúng sai, thật giả. Từ đó, tạo ra
sự hoang mang trong tư tưởng, lòng tin, sự hoài nghi về chế độ, về xã hội, về
thiện ác đúng sai, về các giá trị chân-thiện mỹ và cũng khó bị ngăn chặn hơn.
Để thực
hiện thủ đoạn “xâm lăng văn hóa”, với nhiều phương tiện, bằng nhiều con đường,
các thế lực thù địch, phản động ra sức truyền bá, đưa các loại văn hóa ngoại
lai lệch chuẩn vào Việt Nam qua phim ảnh, âm nhạc, thời trang; tạo những idol ảo
tưởng, phù phiếm; tiêm nhiễm lối sống ích kỷ, thực dụng, sính ngoại, mê tín làm
cho nhiều người trẻ tha hóa, dần hình thành lối sống dị biệt, ích kỷ, thích hưởng
thụ, chạy theo vật chất, coi nhẹ các giá trị tinh thần. Và, khi đạo đức, lối sống,
nhân cách, nền tảng tinh thần của thế hệ trẻ bị xuống cấp là điều kiện lý tưởng
để những tệ nạn xã hội, những chiêu trò dụ dỗ, mua chuộc, kích động của các thế
lực thù địch dễ dàng thâm nhập vào tầng lớp thanh niên hơn.
2.3. Làm
nhiều loạn thông tin trên không gian mạng
Các thế lực thù địch, phản động
triệt để lợi dụng không gian mạng, gây nhiễu loạn dư luận xã hội, tác động trực
tiếp đến nhận thức, lập trường của thế hệ trẻ. Chúng đang hằng ngày, hằng giờ
tung thông tin giả, xuyên tạc bản chất của sự vật, hiện tượng tràn ngập trên
không gian mạng, cản trở thế hệ trẻ tiếp cận thông tin chính thống, sự thật
chân chính. Các hội, nhóm này thường được tạo lập trên danh nghĩa phản biện xã
hội, đấu tranh vì dân chủ nhân quyền, xây dựng xã hội dân sự, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, hoạt động từ thiện như “Trại Cháu Bác Hồ”, “Hội phòng chống tham
nhũng”, “Nhóm chúng tôi ghét lừa dối”, “Quyết Tâm Làm Trong Sạch Đội Ngũ”...
Tinh vi hơn, chúng cài cắm những chi tiết thông tin giả lẫn thông tin thật, cả
hình ảnh và video tiêu cực, xuyên tạc, phản động do AI (trí thuệ nhân tạo) tạo
ra trong các bài viết, sách, báo làm cho ngay cả những người có nhận thức, bản
lĩnh chính trị tốt cũng khó nhận ra. Trong mớ hỗn độn của các luồng thông tin
đúng - sai, thật - giả, tốt - xấu ấy, nhiều thanh, thiếu niên hoang mang, mất định
hướng, không thể kiểm soát nhận thức, cảm xúc và hành vi của mình, bị thao
túng, dẫn dắt bởi “hội chứng đám đông”, dẫn đến lệch lạc trong nhận thức, sai
trái trong một số hành động, việc làm.
Nhận thấy thanh niên là lực
lượng tích cực sử dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội lại dễ bị
kích động khi tham gia vào các cuộc tranh cãi trên không gian mạng, các thế lực
phản động đã ra sức tán phát những bài viết, blog, hình ảnh, video clip với nội
dung bịa đặt, xuyên tạc, vu khống trên mạng xã hội, nhất là các kênh YouTube,
Facebook, Zalo... có nội dung thông, không đúng bản chất, với dụng ý xấu như:
phủ nhận những thành quả của đất nước, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế Mặt khác, qua không gian mạng, các thế lực thù địch còn đánh vào
sự hiếu kỳ của giới trẻ để đưa lên các thông tin “giật gân”, kích động mâu thuẫn
Phật giáo, Thiên chúa giáo; bôi nhọ danh dự cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước,
Quân đội; khoét sâu vào những vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân, cổ suy tư tưởng dân tộc cực đoan, đi ngược lại đường
lối đối ngoại của Đảng để nhiều người trẻ truy cập và định hướng bình luận theo
hướng tiêu cực nhằm gieo rắc sự hoài nghi, chán nản, dẫn tới mất lòng
tin.
3. Một số giải pháp làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch nhằm đầu
độc tư tưởng đối với thế hệ trẻ Việt Nam
Thứ nhất, coi trọng công tác thanh niên, đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền,
giáo dục, định hướng thế hệ trẻ theo kịp với tình hình mới. Nếu thanh niên
không được trang bị lý luận, nhận thức đúng để đủ sức “đề kháng” sẽ gây hậu quả
khó lường. Để giúp thế hệ trẻ nhận diện được bản chất, âm mưu của các thế lực
thù địch, tỉnh táo, bản lĩnh, không để chúng lôi kéo, kích động, các cấp ủy đảng,
chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội cần nâng cao nhận thức về vai trò,
vị trí của thanh niên và công tác thanh niên, thực sự tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi để thanh niên có thể phát huy tính năng động, ham học, khát vọng làm
giàu, cống hiến cho đất nước. Các phương thức tuyên truyền thông tin phải gần
gũi, thiết thực, kịp thời, đa dạng và hấp dẫn với tầng lớp thanh niên.
Thứ hai, phát huy vai trò của nhà trường, gia đình và các cơ quan báo chí trong
công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ. Trong đó,
nhà trường phải không ngừng cải tiến nội dung và biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhận diện rõ âm mưu chống phá
của các thế lực thù địch. Các tổ chức đoàn thể cần làm tốt công tác tuyên truyền,
vận động, hướng hoạt động thanh niên vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội.
Gia đình phải tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường để quản lý,
giáo dục con em mình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Các cơ quan báo chí cần tăng cường chuyên trang,
chuyên mục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, vạch trần bản chất âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch, làm cho thanh niên thấy được chống “diễn biến
hòa bình” là một việc làm thường xuyên, toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Thứ ba, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên cần đa dạng
hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; nội dung linh hoạt, gần gũi,
dễ hiểu, phù hợp với tâm lý thanh niên và điều kiện thực tiễn. Tăng cường giáo
dục cho thanh niên hiểu rõ, nắm chắc về lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc.
Từ đó xây dựng, bồi đắp lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, gia tăng
sức mạnh chính trị-tinh thần, làm động lực giúp thanh niên thực hiện thắng lợi
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Đoàn các cấp cần chủ động bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng cho thanh niên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kịp thời nắm bắt tình hình
tư tưởng của thanh niên để uốn nắn những biểu hiện tư tưởng lệch lạc; tránh để
cho các thế lực thù địch, phản động có cơ hội lôi kéo, mua chuộc thanh niên.
Xây dựng những đội thông tin viên phản ứng nhanh, xung kích; viết tin, bài,
chia sẻ, lan tỏa rộng rãi những thông tin tốt; đấu tranh phản bác những thông
tin xấu, độc trên các kênh truyền thông, mạng xã hội.
Thứ tư, kiểm soát các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Youtube... thật tốt,
ngăn chặn những trang web, những nội dung độc hại, xuyên tác, đồi trụy, tung
tin giả. Có hình thức xủ lý nghiêm minh những kẻ lợi dụng mạng xã hội nhắm vào
tầng lớp thanh thiếu niên.
Trên cơ sở nâng cao nhận thức
về vị trí, vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
các cấp, ngành tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thanh niên; tập
trung nguồn lực, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất để thế hệ trẻ được
học tập, phát triển toàn diện, lập thân, lập nghiệp, cống hiến cho đất nước.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giáo dục, đào tạo, bảo đảm các hoạt
động giáo dục, đào tạo, nhất là hoạt động hợp tác quốc tế đúng quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhà trường tích cực đổi mới
phương pháp giảng dạy, kiểm tra đối với các môn khoa học xã hội nhân văn nói
chung, môn lịch sử nói riêng, làm cho môn học gần hơn, dễ tiếp thu hơn với tuổi
trẻ, góp phần giúp học sinh, sinh viên hiểu biết về nguồn cội, bồi dưỡng, vun đắp
lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, gia tăng sức mạnh chính trị và
tinh thần, để thực sự trở thành động lực giúp thanh niên thực hiện thắng lợi trọng
trách xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Kết luận
Thanh niên- thế hệ trẻ đã và
đang có những cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước. Trong tình hình mới, các thế lực thù địch ra sức chống phá trên mọi lĩnh
vực, mọi đối tượng, nhất là tầng lớp thanh niên, trong đó, đầu độc từ tư tưởng
là một thủ đoạn hết sức thâm độc. Do đó, nhận diện đúng và có những biện pháp kịp
thời, hiệu quả để ngăn chặn thủ đoạn này là một việc làm cấp thiết, đòi hỏi các
cấp, các ngành, các địa phương phải vào cuộc. Trong thực trạng hiện nay, Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh
viên Việt Nam được coi là các tổ chức nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ khó khăn
này.
Tài
liệu tham khảo:
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị
quyết số 04-NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VII) về công
tác thanh niên trong thời kỳ mới, ngày
14/01/1993, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn
[2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị
quyết số 25 - NQ/TW, ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa X) Về tâng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn
[3] Thi Nga (2007), Những kẻ phản động
trong số du học sinh, https://cand.com.vn
[4] Nguyễn Đức Thịnh (2024), Cảnh giác
với thủ đoạn “chuyển hóa” thế hệ trẻ của các thế lực thù địch, http://tapchiqptd.vn
[5] Tấn Tuân – Hồng Thạnh (2023), Quy chụp hiện tượng thành bản chất - chiêu trò nham
hiểm nhằm hạ bệ vai trò của tuổi trẻ, https://www.qdnd.vn