Thứ Năm, ngày 11/05/2023, 09:11

Tích cực, mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn - Không đùn đẩy, né tránh, đổ lỗi khách quan trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

NGUYỄN THỊ HỒNG TÂM

Chiều 10/5/2023, Ban Nội chính Trung ương, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức buổi làm việc với các cơ quan báo chí để thông báo kết quả của Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các đồng chí: Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban; Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì buổi làm việc.

Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo một số Vụ, đơn vị chức năng thuộc Ban Nội chính Trung ương và đại diện hơn 20 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Tại buổi làm việc, đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã thông tin về một số nội dung quan trọng của Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa diễn ra sáng nay; nhất là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Theo đó, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến về: (1) Kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo đến nay; (2) Kế hoạch kiểm tra chuyên đề năm 2023 của Ban Chỉ đạo; (3) Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Đồng chí Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương đặc biệt nhấn mạnh ý kiến phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Cuộc họp. Đồng chí Tổng Bí thư đánh giá, hơn 5 tháng qua, số lượng công việc nhiều, trong đó có những vụ án, vụ việc phức tạp, tồn đọng, nhưng đã được xử lý bài bản, nghiêm minh và rất nhân văn, có lý, có tình, được cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt vừa bảo đảm tính răn đe, ngăn ngừa vừa đúng tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Trong đó, việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã phát huy được tinh thần trách nhiệm nêu gương của cán bộ chủ chốt. Các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khẩn trương vào cuộc, khẳng định công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế, không thể đảo ngược.

Đồng chí Đặng Văn Dũng thông tin, về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Tổng Bí thư đề nghị Ban Chỉ đạo, các cơ quan chức năng cần phát huy kết quả đạt được, thực hiện “4 hơn” là: làm tích cực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và hiệu quả hơn nữa và 3 không là: không đùn đẩy, không né tránh và không đỗ lỗi khách quan với tinh thần “kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, vừa đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng vừa tăng cường công tác phòng chống tiêu cực mà trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý từ sớm, từ xa.

Đồng chí Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương thông tin, cũng tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo, tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; phản bác các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ nội bộ, chống phá Đảng, Nhà nước. Thành lập 05 Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo để kiểm tra, chấn chỉnh khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Đặc biệt là tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh để làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Cũng tại buổi làm việc, các đồng chí chủ trì buổi làm việc đã trao đổi, trả lời các câu hỏi của phóng viên về nội dung Cuộc họp và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng chí Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị, các cơ quan báo chí thông tin kịp thời, đầy đủ, toàn diện các nội dung đã được nêu trong thông báo kết quả Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, đặc biệt là tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.


Đọc thêm

Giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang, quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao vững mạnh, toàn diện, hiện đại

Tác giả: Bùi Thanh Sơn

(TG) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống ngoại giao của dân tộc, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa và tư tưởng tiến bộ của thế giới, được tôi luyện qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đã hình thành nên nền đối ngoại, ngoại giao đặc sắc, mang đậm cốt cách văn hóa dân tộc và bản sắc “cây tre Việt Nam".

Ngoại giao văn hóa góp phần thực hiện chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế

Tác giả: DƯƠNG THỊ MAI HOA

(LLCT) - Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngoại giao văn hóa có vai trò quan trọng. Ngoại giao văn hóa được đề cao là “quyền lực mềm”, “sức mạnh mềm” trong bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam. Trong thời gian qua, ngoại giao văn hóa đã có vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phương hướng, giải pháp phát triển hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu đến năm 2045

Tác giả: ThS Nguyễn Lan Hương

(LLCT) - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu mở ra những cơ hội cho hợp tác, phát triển thương mại, đầu tư, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam. Để khai thác hiệu quả những lợi ích từ Hiệp định thương mại tự do này, Việt Nam cần xác định hợp tác thương mại và đầu tư với Liên minh Kinh tế Á - Âu là một ưu tiên chính sách và có những giải pháp để bảo đảm lợi ích của hai bên.

Quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia trong bối cảnh mới

Tác giả: TRƯƠNG THANH HÀ

(LLCT) - Các thế lực thù địch đang gia tăng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, do vậy tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, cùng với sử dụng công nghệ cao, xâm phạm không gian mạng là những hành động liều lĩnh, mất nhân tính, gây mất an ninh, trật tự. Bởi vậy, quá trình điều tra, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản trong chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về áp dụng pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, đặc điểm và các điều kiện bảo đảm áp dụng pháp luật trong điều tra, xỷ lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Phát triển nhà ở, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân, bảo đảm quyền có chỗ ở của công dân

Tác giả: ThS NGUYỄN VĂN ĐỨC

(LLCT) - Thực hiện đường lối đối mới, nước ta đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Trong đó, nhu cầu nhà ở của các tầng lớp nhân dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội về nhà ở cho những “người yếu thế” và bảo đảm “quyền có chỗ ở” của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bài viết làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nhà ở, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.