Từ
khóa: bệnh chủ quan; bệnh khai hội; bệnh lười biếng; Công
tác Dân vận; thói ba hoa; tư tưởng HCM

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nhân dân xã Tân Phong,
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
(12/2/1956)
(Ảnh: TTXVN)
Đặt vấn đề
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm đến công tác dân vận. Người chỉ rõ: “Dân
vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”[3,
tr.234].Để thực
hiện có hiệu quả công tác dân vận, người cán bộ dân vận không chỉ “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi,
miệng nói, tay làm”[3, tr.233-234],mà còn phải chống các biểu hiện
“xem khinh việc dân vận”, trong
đó có “bệnh chủ quan”, “bệnh khai
hội”, “bệnh lười biếng” và “thói ba hoa”.
1. Nhận diện “bệnh chủ quan”, “bệnh lười biếng”, “bệnh khai
hội” và “thói ba hoa” trong công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949, Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân vận là vận
động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp
thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và Đoàn thể giao cho”[3, tr.232].Để tiến hành tốt công tác dân
vận, theo Người, không chỉ cần xác định đúng chủ thể, đối tượng, quan điểm,
nguyên tắc, mục đích mà còn phải lựa chọn được phương pháp tiến hành công tác
dân vận, bởi lẽ lựa chọn được phương pháp đúng đắn sẽ giúp cho chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc
sống; ngược lại, nếu lựa chọn sai phương pháp thì dù có cán bộ có “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị”
mà công việc vẫn không chạy”[4, tr.636-637]. Vậy nên, để tiến hành hiệu quả công tác dân vận
thì: “không thể chỉ dùng báo chương,
sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm
mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho
họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”[3,
tr.232-233].Từ chỗ hiểu
rõ, hiểu đúng ý nghĩa của các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nhân dân sẽ tin theo Đảng, ủng hộ Đảng, ra sức
chung tay cùng các cấp ủy đảng và chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; tăng cường
mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân với
Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý
này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy
sinh mấy họ cũng không sợ. Những trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải
thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm”[4,
tr.286]. Thế nhưng, không phải cán bộ
phụ trách dân vận nào cũng hiểu và thực hiện tốt, bởi họ đã mắc phải “bệnh chủ quan”, “bệnh khai hội”, “bệnh lười
biếng” và “thói ba hoa”. Những căn bệnh này chẳng những làm cho “chính sách không có kết quả” mà “sự lãnh
đạo cũng hóa ra quan liêu”[4, tr.331].
“Bệnh chủ quan” là khuyết
điểm về tư tưởng. Trong công tác dân vận, bệnh chủ quan biểu hiện ở: kém lý
luận (không hiểu rõ lý luận nên khi tuyên truyền, giải thích cho dân chúng
không biết cách kết hợp nhiều kiến thức lý luận để quần chúng nhân dân hiểu
thấu đáo để thi hành, ngược lại chỉ biết học thuộc lòng từng câu từng chữ trong
nghị quyết rồi lên truyền đạt cho dân, vừa làm cho quần chúng chán nản, vừa
không hiệu quả) hoặc lý luận suông - đó là kiểu lý luận “... không áp dụng vào thực tế”.Theo
Hồ Chí Minh,những cán bộ dân vận mắc phải bệnh này
đều có chung một biểu hiện là khi lên diễn thuyết chỉ biết: “... làm cho một “tua” hai, ba giờ đồng hồ.
Nói gì đâu đâu... Nói đi nói lại, cũng chẳng qua kéo ra những chữ “tích cực,
tiêu cực, khách quan, chủ quan” và một xốc danh từ học thuộc lòng”[4,
tr.287-340],vừa lãng
phí thời giờ, vừa không thiết thực.
“Bệnh khai hội”,theo nghĩa thông thường thì
“khai” nghĩa là mở, “hội” là hội họp. “Khai hội” có nghĩa là tổ chức hội họp để
bàn một công việc gì đó. Khai hội trong công tác dân vận có thể hiểu là tổ chức
hội họp để truyền đạt, giải thích chủ trương, đường lối, nghị quyết... của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu rõ để thi hành cho
đúng, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Đó là việc làm cần thiết và
đúng đắn để mau chóng đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước mau vào thực tiễn. Tuy nhiên, một số cán bộ lại không hiểu rõ
điều đó nên mắc phải những khuyết điểm, sai lầm trong quá trình khai hội như: Khai hội không có kế hoạch, không thiết
thực, khai hội lâu, khai hội nhiều quá, những hạn chế, khuyết điểm đó
được Hồ Chí Minh gọi là “bệnh khai hội”. Căn bệnh này
dẫn đến nhiều hệ lụy như hình thức trong trình bày (bố cục thì trăm ngàn lần
đều theo một trình tự không thay đổi: “Tình
hình thế giới, tình hình Đông Dương, thảo luận, phê bình, giải tán”),nội dung lan man: “Nói
gì đâu đâu. Còn công việc thiết thực trong khu, trong tỉnh, trong huyện, trong
xã đó, thì không động đến...”[4, tr.287],người ngồi dưới: kẻ ngáp, người
ngủ gục, mong cho mau hết giờ để về, bởi “Có
ai hiểu gì đâu mà thảo luận!”. Nguyên nhân
của bệnh này là do quan liêu, xa rời quần chúng, không chịu khó tìm hiểu quần
chúng cần cái gì, muốn nghe cái gì, muốn biết cái gì và bệnh thành tích, làm
cho có, cho xong chuyện chứ đâu phải vì lợi ích của quần chúng.
Ngược lại với “bệnh
khai hội” là “bệnh lười biếng”.
Biểu hiện của “bệnh lười biếng” làkhi
nhận được mệnh lệnh hoặc nghị quyết, không chịu nghiên cứu rõ ràng; không triển
khai ngay mệnh lệnh và nghị quyết đó cho cấp dưới, cho đảng viên, cho nhân dân.
Cứ xếp lại để đó. Khi triển khai thì lề mề, không hoạt bát, không sốt sắng,
không triệt để. Hậu quả của căn bệnh này trong công tác dân vận là “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị
mà công việc vẫn không chạy”[4, tr.637],bỏ lỡ thời cơ tốt.
“Thói ba hoa”, theo nghĩa
thông thường thì “ba hoa” được hiểu là nói nhiều, nói phóng đại, nói kiểu khoe
mẽ. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, “thói ba hoa” được Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ với rất nhiều biểu hiện như: Nói dài dòng, rỗng tuếch,
không có nội dung/ Nói khó hiểu/ Nói, viết cẩu thả/ Nói lan man, mênh mông trời
đất, nói gì cũng có (chỉ chừa một điều không nói đến là những việc thiết thực
cho địa phương đó, những việc mà dân chúng ở đó cần biết, cần hiểu, cần làm,
thì không nói đến). Trong khi trình độ nhận thức của dân chúng còn thấp; thời
giờ của dân chúng còn hạn hẹp; cách nói, cách nghĩ của quần chúng vốn giản đơn
thì thói ba hoa quả là tai hại vì viết và nói như thế thì ai mà hiểu được, đã
không hiểu được thì thi hành sao hiệu quả được, kết cục không chỉ hại cho người
nói mà còn hại cho cả người nghe.
Nói tóm lại, mặc dù biểu hiện khác nhau nhưng cả “bệnh chủ quan”,“bệnh khai hội”, “bệnh lười biếng”và“thói ba hoa” đều có hại đến Đảng và
phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Cùng với nhiều “bệnh tật” khác, chúng “... khiến cho Đảng xệch xoạc, ý kiến lung
tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bê trễ. Chính sách không được thi hành triệt
để, Đảng xa rời dân chúng”[4, tr.298].
Thực tế cho thấy trong công tác dân vận hiện nay,
vẫn có không ít cán bộ dân vận mắc phải “bệnh
chủ quan”, “bệnh lười biếng”, “bệnh khai hội” và “thói ba hoa”, biểu
hiện ở chỗ chỉ thuần túy rao giảng những vấn đề lý luận từ cổ chí kim, từ Đông
sang Tây mà không có lấy một ví dụ minh họa thực tiễn, nói không đi đôi với
làm, thành thử ra lý thuyết nhiều nhưng vận dụng, hướng dẫn để nhân dân làm lại
chẳng đáng là bao; có cán bộ hứa thật nhiều và cũng thất hứa thật nhiều, chậm
triển khai một số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đến
nhân dân, bởi vậy mới có chuyện số đơn thư tố cáo, phản ánh, khiếu nại gửi đến
Vụ Đơn thư – Tiếp đảng viên và công dân thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung
ương trong năm 2018 tăng 1.714 đơn, tỷ lệ 23,8% so với năm 2017 (5.479 đơn thư)[1], trong đó
rất nhiều đơn thư vượt cấp. Lại có cán bộ khi tiếp nhận văn bản của cấp trên
thì không chịu nghiên cứu kỹ càng để giải thích cho người dân hiểu, dẫn đến
chuyện “cười ra nước mắt” như trường hợp Phó Chủ tịch phường cho rằng: bánh mì
không phải là thực phẩm thiết yếu,... Những hạn chế này, dù không nhiều nhưng
là một trong những nguyên nhân làm giảm sút niềm tin của người dân vào đội ngũ
cán bộ, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; tiềm ẩn nguy cơ hình thành
các điểm nóng gây mất ổn định chính trị
(nhất là ở cấp cơ sở), đòi hỏi phải có các biện pháp để khắc phục, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác dân vận, củng cố vững chắc mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa
Đảng với nhân dân; tập hợp, phát huy tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Một số giải pháp góp phần phòng, chống “bệnh chủ quan”, “bệnh lười biếng”, “bệnh khai hội” và “thói ba hoa” trong công tác dân
vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, mỗi báo cáo viên và cán bộ làm
công tác dân vận phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu lý luận để nâng cao
trình độ của bản thân, đồng thời phải sâu sát cơ sở, nắm chắc những vấn đề thực
tiễn đang diễn ra ở địa phương, cơ quan, đơn vị; nhanh nhạy trong đưa ra các dự
báo có liên quan trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của nhân dân để kịp thời khai
hội, tạo ra nhận thức chung làm cơ sở cho sự thống nhất trong hành động cách
mạng, khắc phục cả hai thái cực: “khinh lý luận” hoặc “lý luận suông”.
Hai là, phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận diện và
phân loại đối tượng của công tác dân vận. Điều này là đặc biệt cần thiết để xác
định đúng nội dung, lựa chọn đúng hình thức và phương pháp để tuyên truyền đạt
hiệu quả cao nhất bởi mỗi loại đối tượng: nông dân, công nhân, trí thức, đồng
bào dân tộc, đồng bào tôn giáo... đều có những đặc điểm tâm sinh lý rất khác
nhau, tập quán khác nhau và đời sống văn hóa tinh thần cũng có những điểm khác
nhau, vì vậy đòi hỏi phải lựa chọn nội dung và cách nói cho phù hợp.
Ba là, phải có hình thức và thời gian
phù hợp để nhân dân tham gia thảo luận chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, qua đó vừa giúp người dân hiểu thấu đáo ý nghĩa của các chủ
trương, đường lối, chính sách, đồng thời huy động được tối đa trí tuệ và sức
sáng tạo của quần chúng nhân dân trong quá trình thực hiện. Muốn vậy phải quán
triệt và thực hiện tốt lời nhắc nhở của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm
thấy chân lý, lúc đó, quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân
lý”[5, tr.378].
Bốn là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác dân vận, nhất là những đồng chí trực tiếp tham gia tuyên
truyền, vận động nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[4,
tr.313];đối với
công tác dân vận, vai trò của đội ngũ cán bộ càng trở nên quan trọng bởi đây
chính là đội ngũ tiếp xúc hàng ngày với quần chúng nhân dân, là cầu nối giữa
Đảng với nhân dân, hình ảnh của Đảng trước nhân dân trước hết và trên hết thể
hiện ở đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận. Do vậy, một mặt phải chú trọng đào
tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng công tác dân vận nhất là kỹ năng nói, kỹ
năng thuyết phục; đối với cán bộ dân vận công tác ở vùng đồng bào dân tộc,
thiểu số nhất thiết phải hiểu thấu được văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống
tôn giáo, ngôn ngữ của đồng bào, mặt khác phải tăng cường rèn luyện đạo đức
cách mạng, nói đi đôi với làm, tinh thần phụng sự, không ngại khó khăn, vất vả;
lấy lợi ích của nhân dân và tinh thần
chịu trách nhiệm trước nhân dânlàm phương
châm hành động.
Năm là, phương pháp vận động nhân dân
phải linh hoạt, mềm dẻo, tránh màu mè, hình thức; lấy hiệu quả thực tế và sự
hài lòng của người dân làm thước đo để đánh giá hiệu quả của công tác dân vận.
Muốn vậy, phải quán triệt quan điểm: “Từ
trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”[4,
tr.288],từ cách tổ
chức, cách nói chuyện, khẩu hiệu... đều phải phù hợp với trình độ, thói quen,
tình hình thực tế của quần chúng nhân dân: “Phải học cách nói của quần chúng. Chớ nói như cách giảng sách... Phải
luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu”[4,
tr.345-346].Nếu không
thiết thực như thế thì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sẽ không thể
đạt được hiệu quả.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tăng thiết giáp 416 (Quân khu 9) giúp đồng bào Khmer
ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang gặt lúa chạy lũ
(Ảnh: https://www.qdnd.vn)
Nhận định về những tồn tại, hạn chế trong công tác
dân vận thời gian qua, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII chỉ rõ: “Một số cấp ủy, tổ chức đảng còn xem nhẹ
công tác dân vận”[2, tr.205],do đó trong
lãnh đạo, chỉ đạo chưa chủ động, sâu sát, thiếu quyết liệt; trong tổ chức thực
hiện chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, vai trò nêu gương của đội ngũ cán
bộ dân vận. Chính vì vậy, “Tiếp
tục xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học
dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”, thực hiện tốt phong trào thi đua
“Dân vận khéo””[2, tr.248]được Đại
hội XIII xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác
dân vận.
Kết luận
Thường xuyên đấu tranh
chống các biểu hiện của“bệnh chủ quan”,
“bệnh khai hội”, “bệnh lười biếng” và “thói ba hoa”, bởi những căn bệnh
này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cách làm việc quan liêu; thái độ thờ ơ, vô
cảm; coi thường nhân dân, xem khinh dân vận ở không ít cán bộ, đảng viên. Những
biểu hiện đó ở cán bộ, đảng viên ảnh hướng lớn tới niềm tin của dân đối với
Đảng. Thực hiện những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời xây dựng hệ giá trị
văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay.
Tài
liệu tham khảo:
[1] Kim Dung (2018),Năm 2018,
khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và gay gắt,http://tapchitoaan.vn.
[2]
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I,Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[3] Hồ Chí
Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự
Thật, Hà Nội.
[4] Hồ Chí Minh (2011) Toàn
tập, tập 5, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.
[5] Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.