Triển khai quản lý phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay

(TG) - Vấn đề quản lý phát triển xã hội đã trở thành một chủ đề được đặc biệt quan tâm trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và XIII, tuy nhiên ở góc độ nghiên cứu khoa học và can thiệp trong thực tiễn quản lý phát triển xã hội vẫn còn khá mới mẻ trong nhận thức, tư duy và hành động của không ít cán bộ và tổ chức trong hệ thống chính trị; cũng như trong toàn bộ hệ thống xã hội.

Một số giải pháp bảo đảm thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

(LLCT) - Thông qua nghiên cứu thực tế thực hiện dân chủ ở cơ sở, bài viết phân tích một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, bao gồm yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện thực chất mô hình chính sách từ dưới lên, bảo đảm công dân có quyền được tham gia vào quản lý nhà nước; đồng thời nghiên cứu tính hợp lý của các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp; yêu cầu mở rộng dân chủ trực tiếp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Hợp tác phát triển giữa Việt Nam với Campuchia: Thực trạng và khuyến nghị

(GDLL) - Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng có những nét tương đồng về địa lý, lịch sử, văn hóa, có truyền thống gắn bó lâu đời. Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia luôn được các thế hệ lãnh đạo hai nước qua các thời kỳ dày công vun đắp. Thời gian qua, cùng với những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ nhiều mặt giữa hai quốc gia, các vấn đề về biên giới, kiều dân... cũng từng bước được giải quyết trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, phù hợp với luật pháp của mỗi quốc gia và thông lệ của quốc tế nhằm mục tiêu phát triển. Trên cơ sở làm rõ thực trạng hợp tác giữa hai nước Việt Nam với Campuchia, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác phát triển giữa giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.

Vai trò của quản lý xã hội với sự ổn định và phát triển xã hội

(LLCT) - Xã hội và quản lý nhà nước về xã hội luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới quan tâm bởi vai trò, tầm ảnh hưởng và sự tác động của nó liên quan đến mọi mặt của đời sống con người. Trong xu thế phát triển, xã hội con người luôn vận động và biến hóa không ngừng. Để xã hội vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, đặt ra một yêu cầu đối với mọi nhà nước là công tác quản lý xã hội. Bài viết khái quát hoạt động quản lý sự phát triển gồm quản lý những yếu tố, những mối liên hệ, những điều kiện vật chất và tinh thần làm cho xã hội phát triển theo hướng ngày càng ổn định, tiến bộ và văn minh hơn. Trên cơ sở đó phân tích rõ vai trò của quản lý xã hội với sự ổn định và phát triển xã hội.

Hoàn thiện và phát huy mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

(TCCS) - Sau gần 5 năm thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc đã đạt được một số kết quả quan trọng, khả quan.

Bảo đảm an ninh con người theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định con người là trung tâm, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển. Đại hội XIII của Đảng đã đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động và bảo đảm an ninh con người là nền tảng cho sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển đất nước cường thịnh, phồn vinh.

Lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia và những kinh nghiệm rút ra cho hiện tại

(GDLL) - Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Mối quan hệ bền chặt này đã được nhân dân hai nước dày công vun đắp và trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc. Chặng đường hơn nửa thế kỷ qua (1967-2022) là minh chứng sống động cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia. Bài viết nhìn lại quá trình lịch sử quan hệ ngoại giao trong hơn 55 qua của Việt Nam - Campuchia để nhận thức sâu sắc hơn những giá trị cốt lõi tạo dựng nên mối quan hệ bền chặt, từ đó rút ra những kinh nghiệm để tiếp tục thúc đẩy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian tới.

Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

(LLCT) - Đại hội Đảng XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”(1); coi đây là nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn kiện Đại hội XIII đã có sự phát triển mới so với Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX), nhấn mạnh yếu tố chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, liêm chính. Đây là các giá trị cốt lõi mà nền tư pháp Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần đạt được, đồng thời là sự cụ thể hóa yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp đã đặt ra.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn và nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta và nhân dân ta; trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối của Đảng, là quy luật của cách mạng Việt Nam. Nhờ đó, cách mạng Việt Nam đã giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là những thành tựu to lớn trong hơn 35 năm đổi mới đất nước. Bài viết phân tích làm rõ những thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Vai trò của công tác tổng kết thực tiễn đối với kết quả tham mưu, đề xuất về công tác tổ chức xây dựng Đảng

(XDĐ) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta rất coi trọng tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận. Nhờ thường xuyên tổng kết thực tiễn mà đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn phù hợp với thực tiễn, được kiểm chứng bằng những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN