• Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

    (GDLL) Thành phố Hạ Long là một trong những điểm sáng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tuy nhiên, với tiềm năng, lợi thế sẵn có, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hạ Long trong giai đoạn vừa qua, từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương trong thời gian tới.

  • Giải pháp nâng cao năng lực tư duy chiến lược của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh hiện nay

    (LLCT) - Những năm qua, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nhìn chung đã phát huy tốt năng lực tư duy chiến lược của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, năng lực tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh còn một số hạn chế. Do vậy, cần có các giải pháp nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

  • Giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long

    (LLCT) - Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc giải quyết các vấn đề xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Từ thực tế đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của vùng theo hướng nhanh, bền vững.

  • Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội (qua thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh)

    (LLCT) - Trong những năm qua, việc phát triển và phát huy vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Tĩnh đã góp phần giải phóng, phát triển sức sản xuất và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội trên địa bàn. Mặc dù vậy, việc phát triển và phát huy vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; do đó cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.

  • nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực xã hội nhằm phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới các tỉnh ...

    (GDLL) - Dưới góc độ đánh giá các các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến 2030.

  • KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG - GIÁ TRỊ THAM ...

    (GDLL) - Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một trong những tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền, tỉnh Nam Định cùng các địa phương khác đã và đang tích cực triển khai xây dựng bộ tiêu chí trên. Bài viết làm rõ thực tiễn xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở một số địa phương, qua đó gợi mở một số giá trị tham khảo cho tỉnh Nam Định trong việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

  • Xây dựng tổ chức Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải ...

    (GDLL) - Xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân là nhiệm vụ quan trọng được Thành uỷ Hà Nội chỉ đạo quyết liệt trong những năm qua. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng về xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp hiệu quả hơn trong thời gian tới.

  • Quan hệ giữa các tộc người thiểu số cùng nhóm ngôn ngữ ở vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc hiện nay

    (GDLL) - Quan hệ giữa các tộc người thiểu số cùng nhóm ngôn ngữ ở vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc có hình thức và nội dung đa chiều, được biểu hiện trong hầu hết các lĩnh vực như nguồn gốc lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, văn hóa. Bài viết tập trung phân tích thực trạng quan hệ giữa các tộc người thiểu số cùng nhóm ngôn ngữ ở vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quản lý nhằm góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biên giới Việt Nam và Trung quốc hiện nay.

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN