Thứ Sáu, ngày 05/01/2024, 10:09

nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực xã hội nhằm phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ: thực trạng và giải pháp

Hoàng Thị Lâm Oanh
Học viện Chính trị khu vực I

(GDLL) - Dưới góc độ đánh giá các các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến 2030.

 

Hà Nội xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (nguồn: vnanet.vn)

Đặt vấn đề: 

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với những kết quả tích cực, dẫn đầu cả nước trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, là giai đoạn hai của giai đoạn tổng kết 10 năm 2010-2020 thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên hiệu quả và chất lượng việc huy động nguồn lực xã hội (nguồn lực ngoài nhà nước) phát triển kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa thực sự phát huy tính chủ động của các nguồn lực xã hội hay vai trò chủ thể của người dân của quá trình xây dựng NTM vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc bộ. Do vậy, việc đánh giá thực trạng trong huy động các nguồn lực xã hội của vùng KTTĐ Bắc bộ trong phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) xây dựng NTM, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM đạt mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của vùng.

1. Một số nội dung về huy động nguồn lực xã hội trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Nguồn lực bao gồm nguồn lực vật chất (tài chính, vật lực, nhân lực) và nguồn lực phi vật chất (vốn xã hội) như ý tưởng, tầm nhìn, tri thức, khả năng lãnh đạo, uy tín, niềm tin, sự đoàn kết, lòng trung thành, ý thức cộng đồng, sự quan tâm, đoàn kết, các cam kết về đạo đức, văn hóa các mối quan hệ xã hội…[3, tr.4].

Huy động nguồn lực xã hội (nguồn lực ngoài nhà nước) phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phù hợp với quan điểm của Đảng về việc lấy người dân làm chủ thể thực hiện nông thôn mới, phát huy vai trò xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay.

Dưới góc độ xem xét việc huy động nguồn lực xã hội nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới bao gồm nội dung sau: (1) Ban hành các văn bản hướng dẫn, thực hiện chính sách của trung ương về huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; (2) Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;(3) Tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực xã hội để phát triển KCHT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;(4) Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về huy động các nguồn lực phát triển KCHT đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM quy định nguồn lực xây dựng NTM bao gồm các nguồn lực: Vốn ngân sách; vốn tín dụng; vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế; huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư. Bài viết sau đây tập trung nghiên cứu các nguồn lực xã hội (ngoài ngân sách nhà nước) bao gồm: nguồn lực từ vốn tín dụng, nguồn lực từ vốn các doanh nghiệp, các nguồn lực từ cộng đồng dân cư (tiền, đất đai, ngày công lao động)… 

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 04/6/2010, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 ra đời với quyết định số 800/QĐ-TTg, thực hiện trên phạm vi cả nước (gần 9000 xã) với mục tiêu đến 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM (hoàn thành 19 tiêu chí NTM) trên nguyên tắc phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn [2]. Chương trình MTQG là một chương trình phát triển toàn diện nông thôn bao gồm 11 nội dung [8]. Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTG về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020, mục tiêu việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng NTM đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM [9]

Vậy nguồn lực xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM là tất cả các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước (của cải vật chất, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, …) được biểu hiện bằng tiền, sử dụng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. Huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM là quá trình thực hiện các chính sách, giải pháp và các phương thức để tập hợp các nguồn lực xã hội (ngoài ngân sách nhà nước) từ các chủ thể liên quan nhằm phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

2. Thực trạng huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ

Vùng KTTĐ Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh[5] . Vùng KTTĐ Bắc bộ là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - cộng nghệ của cả nước, nơi tập trung các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ của quốc gia. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển của vùng KTTĐ Bắc bộ với các vùng khác trong cả nước và gắn kết chiến lược phát triển “hai hành lang, một vành đai kinh tế” với Trung Quốc, từ đó lan tỏa và lôi kéo các địa phương khác cùng phát triển và liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng cũng như của cả nước. 

2.1 Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn từ 2016-2020, các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ đã tập trung huy động các nguồn lực xây dựng NTM với tổng kinh phí 284,624,661 triệu đồng, trong đó:

Bảng 2.1: Kết quả huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng NTM các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính:Triệu đồng, %

Tt

Đơn vị

Tổng các nguồn lực (triệu đồng)

Nguồn lực NSNN

Nguồn lực xã hội

Nguồn lực xã hội

Vốn tín dụng (%)

Tổ chức, DN hỗ trợ (%)

Cộng đồng đóng góp và các nguồn khác(%)

1

Hà Nội

58,920,651

54,662,178

4,258,473

2,100,000

(3,56%)

959,819

(1,63%)

1,198,6

(0,02%)

2

Hải Phòng

44,313,802

14,983,484

29,330,318

7,030,613

(15,87%)

3,833,909

(8,65%)

18,465,796

(41,67%)

3

Quảng Ninh

107,073,388

5,751,705

101,321,683

71,658,334

(66,92%)

25,290,122

(23,62%)

4,373,227

(4,08%)

4

Hải Dương

21,451,480

6,914,850

14,536,630

10,989,660

(51,23%)

1,976,560

(9,21%)

1,570,410

(7,32%)

5

Hưng Yên

35,893,214

13,441,633

22,451,581

2,050,000

(5,71%)

2,976,351

(8,29%)

17,425,230

(48,55%)

6

Vĩnh Phúc

8,344,087

4,699,911

3,644,176

1,962,632

(23,52%)

515,561

(6,18%)

1,165,983

(13,97%)

7

Bắc Ninh

8,628,039

5,673,899

2,954,140

1,375,749

(15,94%)

507,535

(5,88%)

1,070,856

(12,41%)

Tổng

284,624,661

106,127,660

178,497,001

97,166,988

(34,14%)

36,059,857

(12,67%)

45,270,156

(15,9%)

 Nguồn: Tổng hợp từ văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (2022)

 

Bảng 2.2:Kết quả huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng NTM các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ giai đoạn 2011-2015.

Đơn vị tính:Triệu đồng

TT

ĐƠN VỊ

Tổng nguồn lực xã hội

Tín dụng

Doanh nghiệp

Dân góp

Khác

1

Hà Nội

1,558,412

-

558,390

887,624

112,397

2

Hải Phòng

14,074,000

14,074,000

-

-

-

3

Quảng Ninh

33,310,500

29,857,251

640,155

2,763,595

49,499

4

Hải Dương

5,558,069

2,741,040

910,219

1,821,770

85,040

5

Hưng Yên

7,403,723

-

686,250

6,299,090

418,383

6

Vĩnh Phúc

3,020,163

1,986,157

421,550

525,933

86,522

7

Bắc Ninh

1,322,303

1,074,262

58,127

135,180

54,734

Tổng

66,247,168

49,732,710

3,274,691

12,433,193

806,575

Nguồn: Tổng hợp từ văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (2022)

Theo kết quả huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng NTM các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ giai đoạn 2016-2020, các nguồn lực xã hội huy động phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới của các tỉnh vùng KTTĐ đạt mục tiêu đề ra, đã thực hiện đầy đủ, cơ bản đảm bảo tính khoa học và chất lượng các nội dung của huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, trong đó: i) Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; ii) Ban hành các văn bản hướng bản hướng dẫn thực hiện chính sách của Trung ương, của các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc bộ về huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới[5, tr.39-42]; iii) Tổ chức thực hiện đường lối, chính sách và kế hoạch huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Cụ thể việc huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ đã đạt những kết quả tích cực, thể hiện qua các sự tăng trưởng về tốc độ, quy mô huy động của các nguồn lực xã hội; nguồn lực huy động từ vốn tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn lực huy động từ doanh nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nguồn lực xã hội được huy động. Tuy nhiên tăng trưởng về quy mô đạt giá trị cao nhất về tốc độ tăng trưởng, nguồn lực từ cộng đồng dân cư và các nguồn khác dần chiếm tỷ trọng cao hơn ở giai đoạn 2016-2020[Bảng 2.2]. Bên cạnh đó, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội đã được huy động[7, tr.54-60]; iv)Kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

2.2 Những hạn chế bất cập

Với những kết quả đạt được thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực, tuy nhiên tỷ lệ các nguồn lực xã hội huy động đáp ứng yêu cầu quy định của Quyết định số 1600/QĐ-TTg còn chưa được thực hiện (Quyết định hướng dẫn Vốn tín dụng chiếm 45%, Vốn doanh nghiệp chiếm 15%, Vốn dân cư chiếm khoảng 10%).Các tỉnh còn chưa đảm bảo thực hiện đúng quy định về tỷ trọng các nguồn lực xã hội, tỷ trọng chênh lệch giữa các nguồn lực, chưa đồng đều giữa các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc bộ [Bảng 2.1] và chưa đảm bảo quy định giữa các nguồn lực thuộc một tỉnh (thể hiện tỷ trọng chênh lệch giữa nguồn lực huy động giữa nguồn lực từ vốn tín dụng và nguồn lực từ cộng đồng dân cư còn cao) [Bảng 2.1].

Thứ nhất, một số văn bản hướng dẫn của một số tỉnh, thành còn ban hành chậm, từ đó làm chậm tiến độ triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương. 

Thứ hai, công tác xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực xã hội xây dựng nông thôn mới, bao gồm phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới còn chậm, còn sơ sài, chưa bám sát thực tế mức thu nhập của địa phương, người dân; sự tham gia đóng góp nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới của các doanh nghiệp còn ở mức thấp so với tiềm lực, kỳ vọng của nguồn lực từ doanh nghiệp[7]. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tiến độ, hiệu quả triển khai xây dựng các dự án, các công trình đã được phê duyệt theo kế hoạch; 

Thứ ba, trong công tác tổ chức thực hiện, công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân tham gia đóng góp phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới chưa thực sự khoa học, đạt hiệu quả. Công tác phối hợp trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến tới người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới của một số cơ quan, đơn vị, ngành, đoàn thể trên một số tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc bộ và một số cấp ủy đảng, chính quyền ở xã còn chưa thường xuyên, chưa thực sự quyết liệt nên không ít người dân chưa nắm được vai trò, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung, về việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới nói riêng[7]

Thứ tư, nhiều công trình, dự án người dân ít được tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai nguồn lực xã hội được huy động cho một số công trình, dự án này còn chậm thiếu minh bạch, thiếu dân chủ tạo ra dư luận không tốt trong cộng đồng dân cư. Người dân chỉ tham gia việc bàn bạc, quyết định, giám sát đối với các công trình dự án có sự đóng góp của chính họ [7].

Nguyên nhân của những hạn chế: Do sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các địa phương vùng KTTĐ Bắc bộ, việc huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới là khác nhau ở các địa phương về cơ cấu nguồn lực, về tổng nguồn lực xã hội huy động. Thu nhập bình quân ở một số tỉnh, thành phố còn thấp so với toàn vùng, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới nên việc huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới gặp khó khăn, hạn chế; Thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thẩm định nguồn vốn huy động được cho việc triển khai thực hiện các dự án, các công trình, các tiêu chí trên địa bàn các tỉnh, thành phố của vùng còn chậm, trong quá trình xét duyệt gặp phải những vấn đề về điều chỉnh, bổ sung như thay đổi quy hoạch, thiết kế và tổng mức đầu tư nhiều lần dẫn đến tiến độ thực hiện các công trình, dự án bị ảnh hưởng. Chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn hạn chế; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trong Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ cấp huyện đến xã, thôn, xóm còn nhiều hạn chế trong thực hiện tất cả các nội dung của huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình triển khai thực hiện đôi lúc còn cứng nhắc, thiếu sự chủ động, sáng tạo. Sự phối hợp giữa ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM với các cơ quan, sở ban ngành liên quan trong xây dựng nông thôn mới nói chung, huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới nói riêng còn thiếu khoa học, chặt chẽ; Vai trò của các tổ chức chính trị -xã hội trong xây dựng nông thôn mới chưa thực sự được phát huy. 

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ trong bối cảnh mới

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho người dân, năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân đóng góp các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới và thực hiện xã hội hóa cho xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Việc phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông mới cần thực hiện động bộ với chương trình xây dựng nông thôn mới, dựa trên quy hoạch và phát triển một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của xu thế và bối cảnh mới trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; quá trình thực hiện phải luôn nhất quán với quy hoạch và phát triển của đời sống và hoạt động sản xuất cộng đồng dân cư; gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và phù hợp với đường lối, chính sách quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, vùng, của quốc gia.

Thứ ba, hoàn thiện chính sách huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Trong giai đoạn tiếp theo, để huy động tối đa nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc bộ cần rà soát lại số vốn cần huy động từ các nguồn lực bao gồm nguồn lực NSNN, nguồn lực xã hội ngoài NSNN từ nguồn lực doanh nghiệp, nguồn lực từ vốn tín dụng, nguồn lực từ cộng đồng dân cư để thực hiện các tiêu chí phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đối với từng xã. Cùng với đó, tùy vào đặc điểm, lợi thế riêng của từng tỉnh, thành phố để xây dựng một kế hoạch huy động vốn phù hợp; Cần chú trọng những địa phương có làng nghề truyền thống, sản phẩm tiêu biểu thì cần tìm hướng đi đúng đắn, và phát huy tối đa điểm mạnh đó; Khi huy động các nguồn lực phải sử dụng nguồn lực một cách tối ưu; thực hiện thông báo công khai nguồn lực xã hội huy động được từ việc đóng góp của cộng đồng và các nguồn khác.

Thứ tư, các hoạt động tổ chức, triển khai thực hiện phát triển KCHT xây dựng nông thôn mới cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư; phát huy tối đa vai trò chủ thể của cộng đồng, đó là thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng sau: Dân cần, dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi; nêu cao vai trò trách nhiệm và trao quyền trong quá trình xây dựng các dự án cũng chính là giúp tăng tính công khai, dân chủ, minh bạch về toàn bộ các bước khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát việc huy động nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới đảm bảo tính công khai, minh bạch. Tăng cường nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện phụ trách địa bàn; định kì kiểm tra tiến độ thực hiện các nguồn lực xã hội huy động từ các nguồn khác nhau để phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng xây dựng nông thôn mới, chủ động đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại các cấp địa phương…

Kết luận

Huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới đóng quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ cùng những thành tích đạt được, công tác huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ cũng tồn tại những bất cập do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ đó, với những điều kiện cụ thể, mỗi địa phương cần thực hiện đồng bộ và đồng bộ thực hiện các giải pháp nói trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM nâng cao, đảm bảo thành công cuộc xây dựng nông thôn mới thích ứng với tình hình mới.

Tài liệu tham khảo

1. Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình Mục tiêu quốc gia (2020), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

2. Hoàng Văn Bách (2022), Huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Kinh tế - Đại Học Quốc gia Hà Nội.

3. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (2020), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; định hướng xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau năm 2020.

4. Lương Tuấn Đức (2020), Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội.

5. Nguyễn Hoàng Hà (2014), Nguồn lực và động lực để tái cơ cấu kinh tế, phục hồi tốc độ tăng trưởng, http://svec.org.vn 

6. Bùi Việt Hưng (2012), Xây dựng kết cấu hạ tầng của thành phố Hà Nội: kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 47.

7.  Hoàng Thị Lâm Oanh (2022), Huy động các nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM các tỉnh vùng KTTĐ Bắc bộ. Báo cáo tổng quan Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Học viện Chính trị khu vực I. Hà Nội.

8. Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 4/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020.

 

Đọc thêm

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng tính nhận diện hàng Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Công Anh

(TG) - Trong thời gian qua, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, định hướng xây dựng và triển khai các hoạt động XTTM với nòng cốt là các hoạt động trong khung khổ Chương trình cấp quốc gia về XTTM theo hướng đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu; tăng cường tận dụng cơ hội từ thị trường có FTA nhằm mang tính bền vững, cân bằng hơn, đảm bảo thị trường ổn định, lâu dài cho hoạt động xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế và tăng cường phát triển thị trường trong nước.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính trong quản lý đất đai

Tác giả: ThS Đỗ Phước Trung

(LLCT) - Lý luận, pháp luật và thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong quản lý đất đai là nhằm góp phần bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Qua phân tích vấn đề lý luận và pháp lý, thực trạng hiện nay, bài viết đề xuất sự cần hoàn thiện thể chế, tổ chức và cán bộ, tăng cường công tác phối hợp cũng như kiến nghị với các cơ quan Trung ương nhằm bảo đảm nhân quyền trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án.

Học viện Chính trị khu vực I – 70 năm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng

Tác giả: TS. Phạm Thị Ngọc Dung

(GDLL) - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Học viện Chính trị khu vực I. Trong suốt 70 năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện luôn được quan tâm, đổi mới và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về công tác cán bộ của đất nước trong từng thời kỳ cách mạng. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm truyền thống Học viện Chính trị khu vực I (1953-2023), bài viết khái quát về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện trong 70 năm qua, đồng thời tập trung phân tích các nội dung đã và đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới hiện nay.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Chính trị khu vực I trong bối cảnh tình hình mới

Tác giả: TS. Vũ Văn Hậu

(GDLL) - Bài viết tiếp cận quan điểm, yêu cầu của hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Chính trị khu vực I, từ đó phân tích thực tiễn tổ chức thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện trong tình hình mới.

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG - GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO TỈNH NAM ĐỊNH

Tác giả: Trần Thị Thanh Mai - Lại Sơn Tùng

(GDLL) - Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một trong những tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền, tỉnh Nam Định cùng các địa phương khác đã và đang tích cực triển khai xây dựng bộ tiêu chí trên. Bài viết làm rõ thực tiễn xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở một số địa phương, qua đó gợi mở một số giá trị tham khảo cho tỉnh Nam Định trong việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.