Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số

(TG) - Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” đã thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng xác định: “Thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số; làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội”.

Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trong đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam

(GDLL) - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về lợi ích quốc gia - dân tộc, bài viết phân tích sự kiên định về lợi ích quốc gia - dân tộc trong đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam và khẳng định việc bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị

(GDLL) - Phát triển mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được Đảng xác định là động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Bài viết phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh tế dựa vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm cơ sở khẳng định đây là động lực mới, quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Đồng thời, bài viết cũng tập trung đánh giá thực trạng, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở Việt Nam trong thời gian tới.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Nghị quyết 27-NQ/TW

(GDLL) - Sự ra đời của Nghị quyết số 27- NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII ngày 09/11/2022 Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài viết tập trung làm rõ một số quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qua đó thấy được giá trị lý luận và thực tiễn của Nghị quyết.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ mới

(GDLL) - An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia là vấn đề hệ trọng của mỗi quốc gia, dân tộc. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trong đó có cả những vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Công tác bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Bài viết khái quát quan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, thực tiễn về bảo vệ an ninh quốc gia và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ mới.

Quan điểm của Đảng về lợi ích quốc gia - dân tộc ở Việt Nam hiện nay

(GDLL) - Bảo đảm lợi ích dân tộc có vai trò hết sức quan trọng trong bảo đảm sự ổn định, hòa bình và phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc trên toàn cầu. Bài viết đi sâu vào luận giải quan điểm của Đảng về lợi ích quốc gia - dân tộc quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới nói chung, giữa các tộc người trong nội bộ quốc gia nói riêng, qua đó góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và những vấn đề đặt ra với thanh niên

(TG) - Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định chỉ có những người với “bàn tay sạch”, “tấm lòng sạch” mới có đủ dũng khí để dọn sạch tàn dư của những thói hư tật xấu đã len lỏi vào một bộ phận cán bộ của chúng ta.

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng "Bốn tốt" theo yêu cầu Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(GDLL) - Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở đảng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên. Bài viết khái quát yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở đảng “bốn tốt” theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW (khóa XIII), đánh giá tình hình xây dựng tổ chức cơ sở đảng theo hướng “bốn tốt” thời gian qua và đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng “bốn tốt” hiện nay.

Bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

(GDLL) - Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền quan trọng của công dân đã được Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Nhà nước cũng đã xây dựng và vận hành cơ chế bảo đảm thực hiện quyền này trên thực tế. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm, thực trạng bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân ở Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay

(TG) - Tổng kết 35 năm đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đề cao, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN