Hiệp định Pari - thắng lợi có ý nghĩa chiến lược dẫn đến đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(LLCT&TT) Hội nghị Paris là cuộc đụng đầu ngoại giao tay đôi đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, kết thúc bằng Hiệp định Paris. Hiệp định Paris đã góp phần tạo nên bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, từng bước đi vào giải pháp, chấm dứt chiến tranh và can thiệp ở Việt Nam. Việc Mỹ buộc phải “cút” khỏi miền Nam đã mở ra cục diện chính trị và chiến trường thuận lợi để quân và dân ta tiến tới “đánh cho ngụy nhào” mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển du lịch ở nước ta

(LLCTTTĐT) Du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nâng cao mức sống cho người dân và được cụ thể bằng quan điểm Đảng và Nhà nước ta phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với đó, những quan điểm về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là bệ phóng để nhiều địa phương trong cả nước từng bước mạnh dạn khai thác và phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, khai thác những giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo để phát triển du lịch nói chung ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này phần nào được lý giải trong khi có nhiều người nhận thức được giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo và thấy cần thiết phải khai thác, phát huy thì cũng có không ít người còn dè dặt về tính phức tạp, nhạy cảm của nó. Do đó, việc nhận diện khách quan những giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo để có những định hướng nhằm khai thác hiệu quả, phát huy lợi thế trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.

Khơi thông mọi nguồn lực phát triển văn hóa, con người Việt Nam

(TG) - Chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới là sứ mệnh vô cùng vẻ vang nhưng rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải “tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng và phát triển văn hóa từ Trung ương tới cơ sở”, đồng thời “huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa”.

Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền

(TG) - Sau khi hai tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau chuyển bị về mặt lý luận cho Cách mạng dân chủ tư sản Pháp ra đời người ta thường nói đến thuộc tính pháp quyền gắn liền với nền dân chủ tư sản, người ta nói đến nhà nước pháp quyền tư sản, hệ thống dân chủ tư sản. Đến chủ nghĩa xã hội thì thuộc tính pháp quyền này lại ít được nhắc đến. Liệu chủ nghĩa xã hội có mang thuộc tính pháp quyền hay không và thuộc tính pháp quyền này khác với thuộc tính pháp quyên dân chủ tư sản như thế nào?

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới

(LLCT) - Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng xây dựng, vun đắp. Bài viết khái quát mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào theo phương châm “hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện”, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai nước đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới.

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là nền tảng xây dựng đạo đức công vụ

(TG) - Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên có vai trò quan trọng đối với việc củng cố uy tín, năng lực của mỗi cán bộ, đảng viên; góp phần tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị, giữ vững vị thế cầm quyền của Đảng. Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên làm nền tảng xây dựng đạo đức công vụ là yêu cầu, nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.

Giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang, quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao vững mạnh, toàn diện, hiện đại

(TG) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống ngoại giao của dân tộc, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa và tư tưởng tiến bộ của thế giới, được tôi luyện qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đã hình thành nên nền đối ngoại, ngoại giao đặc sắc, mang đậm cốt cách văn hóa dân tộc và bản sắc “cây tre Việt Nam".

Ngoại giao văn hóa góp phần thực hiện chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế

(LLCT) - Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngoại giao văn hóa có vai trò quan trọng. Ngoại giao văn hóa được đề cao là “quyền lực mềm”, “sức mạnh mềm” trong bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam. Trong thời gian qua, ngoại giao văn hóa đã có vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phương hướng, giải pháp phát triển hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu đến năm 2045

(LLCT) - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu mở ra những cơ hội cho hợp tác, phát triển thương mại, đầu tư, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam. Để khai thác hiệu quả những lợi ích từ Hiệp định thương mại tự do này, Việt Nam cần xác định hợp tác thương mại và đầu tư với Liên minh Kinh tế Á - Âu là một ưu tiên chính sách và có những giải pháp để bảo đảm lợi ích của hai bên.

Quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia trong bối cảnh mới

(LLCT) - Các thế lực thù địch đang gia tăng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, do vậy tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, cùng với sử dụng công nghệ cao, xâm phạm không gian mạng là những hành động liều lĩnh, mất nhân tính, gây mất an ninh, trật tự. Bởi vậy, quá trình điều tra, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản trong chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về áp dụng pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, đặc điểm và các điều kiện bảo đảm áp dụng pháp luật trong điều tra, xỷ lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN