Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

(GDLL) - Thị trường lao động là một trong những thị trường quan trọng của hệ thống thị trường, gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hóa sức lao động. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức coi trọng phát triển thị trường này. Trên cơ sở lý luận về thị trường lao động, bài viết chỉ ra thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam về các mặt cung - cầu lao động, về chất lượng, cơ cấu, giá cả, thể chế trong thị trường lao động, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Bàn về nhà lãnh đạo và phương thức lựa chọn nhà lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

(GDLL) - Ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến mỗi cá nhân và lợi ích của một nhóm, một tổ chức là rất lớn. Đối với khu vực công, sự ảnh hưởng này không chỉ tác động đến bên trong tổ chức mà còn bao gồm cả các cá nhân và lợi ích bên ngoài nhóm, tổ chức mà họ là người đứng đầu. Do đó, việc lựa chọn được nhà lãnh đạo đích thực là vô cùng quan trọng. Bài viết này, dựa trên cách tiếp cận của khoa học lãnh đạo và tổ chức, sẽ luận bàn về nhà lãnh đạo, nét đặc thù giữa nhà lãnh đạo công và nhà lãnh đạo tư, và phương thức lựa chọn nhà lãnh đạo công trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Tăng cường quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

(GDLL) - Thời đại công nghệ số 4.0 với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, internet cũng kéo theo xu thế mở rộng của các trang mạng xã hội trên toàn cầu thu hút rất nhiều người dùng. Trên cơ sở làm rõ vai trò, nội dung và thực trạng quản lý nhà nước đối với an toàn thông tin, an ninh mạng xã hội bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Tăng trưởng bao trùm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

(GDLL) - Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, con người được xác định là mục tiêu của sự phát triển. Ở đó, thành quả của tăng trưởng kinh tế hướng đến việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mọi người dân để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Với mục tiêu này, việc áp dụng mô hình tăng trưởng bao trùm là mảnh ghép hoàn hảo nhất của nền kinh tế. Bài viết tập trung phân tích sự phù hợp của mô hình tăng trưởng bao trùm với mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó bài viết đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tăng trưởng bao trùm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển.

Phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

(GDLL) - Các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam đã trở thành những vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình phát triển của cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua các vùng kinh tế trọng điểm vẫn chưa phát huy hết tiềm năng như kỳ vọng, chưa trở thành động lực phát triển cho cả nước. Bài viết này đánh giá thực trạng vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua và đề ra một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò tạo động lực cho tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm đối với nền kinh tế đất nước

Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - nhìn từ khía cạnh đầu vào - thực trạng và khuyến nghị

(GDLL) - Qua hai nhiệm kỳ Đại hội XI và XII của Đảng, việc thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận song bên cạnh đó vẫn còn không ít vấn đề hạn chế, chưa tạo được bước chuyển căn bản sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ khía cạnh đầu vào, từ đó đề xuất khuyến nghị để tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045 của đất nước.

Giảng viên lý luận chính trị với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(GDLL) - Giảng viên lý luận chính trị là lực lượng quan trọng trong việc nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bài viết chỉ ra trách nhiệm của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời nêu rõ một số giải pháp mà giảng viên lý luận chính trị cần thực hiện để thực hiện nhiệm vụ trên.

Cải cách thể chế - Điều kiện tiên quyết để xây dựng Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay

(GDLL) - Cải cách thể chế và xây dựng chính phủ kiến tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó cải cách thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng chính phủ kiến tạo. Đối với Việt Nam, xây dựng Chính phủ kiến tạo và cải cách thể chế đã trở thành hai nội dung trọng tâm của công cuộc xây dựng nền hành chính quốc gia chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Bài viết phân tích bản chất của chính phủ kiến tạo, thể chế, cải cách thể chế và mối quan hệ giữa chúng, từ đó nêu ra một số đề xuất cho công cuộc cải cách thể chế và xây dựng Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay.

Nâng cao phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

(GDLL) - Phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên ở các nhà trường quân đội là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi giảng viên phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với danh hiệu cao quý mà cả xã hội tôn vinh. Trên cơ sở phân tích phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới.

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN