Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa

(GDLL) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá là những định hướng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế, phát triển văn hoá hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Bài viết làm rõ những quan điểm của Đảng trong thời kỳ Đổi mới về mối quan hệ này, từ đó đánh giá tình hình thực hiện quan điểm của Đảng trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số biện pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Tương lai cho thế hệ vươn mình

(LLCT) - Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình” của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm.

Bài viết về "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Tô Lâm

(LLCT) - Ngày 2-3-2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề “Học tập suốt đời”, nhấn mạnh: “Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Phát huy vai trò của đối ngoại trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

(GDLL) Đối ngoại luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Để phát huy vai trò của đối ngoại trong việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, Việt Nam cần nhất quán các giải pháp đối ngoại đã đề ra, và những vấn đề mới phát sinh. Bài viết phân tích vị trí, vai trò của đối ngoại trong bảo vệ Tổ quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong bối cảnh hiện nay.

Hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô Hà Nội theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

(GDLL) Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chủ trương “hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Bài viết tập trung làm rõ những kết quả đạt được khi đưa Nghị quyết vào xây dựng chính quyền Thủ đô thời gian qua và những điểm mới trong Luật Thủ đô. Từ đó, đề xuất giải pháp để Luật Thủ đô được thực thi theo đúng yêu cầu đặt ra của Nghị quyết.

Phát triển đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số

(LLCT) - Chuyển đổi số giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục lý luận chính trị nói riêng, vừa là bối cảnh mới, vừa đặt ra yêu cầu mới cho hoạt động và sự phát triển của lĩnh vực này. Bài viết khái quát những thuận lợi và khó khăn đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong quá trình chuyển đổi số, phân tích yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên lý luận chính trị hiện nay và đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Qua gần 40 năm đổi mới, trên phương diện quản lý phát triển xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, phát huy tiềm năng sáng tạo của các tầng lớp nhân dân... Bên cạnh đó, thực tiễn quản lý phát triển xã hội còn không ít hạn chế, yếu kém đòi hỏi phải kịp thời khắc phục mới có thể phát triển đất nước nhanh và bền vững. Từ thực tế đó, Đảng ta xác định, phải “Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả”(1), xem đó là một trong những nội dung để thực hiện đột phá chiến lược “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - khát vọng và nguồn gốc sức mạnh của cách mạng Việt Nam

(GDLL) Trên hành trình phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc, Đảng lãnh đạo dân tộc Việt Nam giành lại nền độc lập, đi lên chủ nghĩa xã hội, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bài viết nghiên cứu nội dung Độc lập dân tộc, đây là mục tiêu của cách mạng, là khát vọng của nhân dân ta; chủ nghĩa xã hội là mô hình xã hội khoa học đáp ứng các tiêu chí tiến bộ của nhân loại, của mọi người dân Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự kết hợp mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam với khát vọng chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đó là nguồn gốc sức mạnh để cách mạng Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển của dân tộc.

Một số kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong thời kỳ đổi mới

(GDLL) Những kinh nghiệm được nêu trong bài viết này được rút ra từ thành công và cả từ chưa thành công trong quá trình toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện đường lối vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Những kinh nghiệm đó có ý nghĩa rất quan trọng cho công cuộc Đổi mới hiện nay, nhất là nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Mối quan hệ giữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với công tác lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới

(GDLL) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phát triển kinh tế - xã hội là hai trong nhiều nội dung lãnh đạo quan trọng của Đảng. Kết quả của từng nội dung công tác nhằm góp phần củng cố vai trò, uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ của hai mặt công tác trên, đặc điểm tình hình, những yêu cầu đặt ra, bài viết nêu lên một số giải pháp nâng cao hiệu quả của mối quan hệ này trong tình hình mới.

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN